Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'tìm hiểu về các nhân vật lịch sử việt nam_tập 10', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | 368 LÊ NINH cây lại nhớ đến Người V.V. Ông đã được Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Độc lập và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. NGUYỄN QUANG NHUẬN 1678- 1758 Danh thần thời Lê. Ông quê ở Phú Thị Gia Lâm Hà Nội năm 25 tuổi thi đõ Tiến sĩ và đổi tên là Huy Nhuận. Ông đã làm quan từ Phó đô ngự sử thăng Tả thị lang Bộ Hình rồi Thượng thư Bộ Công tước Triệu quận công. Năm 1734 ông được chuyển làm Thượng thư Bộ Lễ Tham tụng. Năm 1741 nông dân nổi dậy khắp nơi ông được cử làm Đốc đồng Kinh Bắc Bắc Ninh - Bắc Giang lấy việc khuyên răn quan lại yên dân để giải quyết mọi việc rồi về hầu giảng ở toà Kinh diên coi việc Quốc tử giám. Năm sau đó ông về hưu. Khi mất 80 tuổi được phong Đại tư mã. LÊ NIỆM 1416- 1485 Danh thần thời Lê lập nhiều công lớn. Ông là cháu nội của Lê Lai con của Lê Lâm. Thời trẻ văn võ đều giỏi làm việc trong tung vua. Năm 1446 ông theo tướng Lê Thụ đi đánh Champa sau đó làm An phủ phó sứ Tây Đạo Vĩnh Phúc Phú Thọ và mấy tỉnh Tây Bắc rồi thăng lên Tuyên uý đại sứ An Bang Quảng Ninh . Ông đã cùng Nguyễn Xí tổ chức việc phế truất Nghi Dân đưa Lê Tư Thành lên ngôi. Năm 1470 ông được cử làm Chinh lễ phó tướng quân tham gia đánh Champa sau đó thăng Thái bảo kì quân công. Năm 1480 ông đánh Bồn Man miền Tây Bắc . Ông có công tổ chức khai hoang vùng ven biển hạ lưụ sồng Hồng và góp phần tổ chức công cuộc đắp đê Hồng Đức. Ông mất năm 1485 bấy giờ là Thái phó lĩnh quốc công. Lê Thánh Tông truy tặng ông chức Thái uý thuỵ là Trinh Ý. Người xưa khen ông Công danh phúc lộc toàn vẹn. Văn chương rộng rãi thanh nhã Dẫu thân ở chốn triều đình mà phong thái thanh đạm vượt ra ngoài trần tục . LÊ NINH 1857- 1886 Ông quê ở làng Trung Lễ nay là xã Đức Trung huyên Đức Thọ tỉnh Hà lĩnh. Lê Ninh xuất thân từ một gia đình quan lại được tập ấm nên cũng gọi là Âm Ninh. Lớn lên trong lúc vận nước nguy nan ông không chịu học theo lối khoa cử để đi thi ra làm quan mà chú ý luyện tập võ nghệ chờ ngày cứu nước. TỪĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬVIỆT NAM 369 Trước khi Pháp đánh ra Bắc Kì