Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'sách hướng dẫn học kinh tế vĩ mô ths trần thị hòa', kinh tế - quản lý, kinh tế học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG -----------------Q------ SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TE VĨ MO Biên soạn Ths. TRẦN THỊ HÒA Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế vĩ mô là một môn kinh tế cơ sở đề cập đến các lý thuyết và các phương pháp phân tích sự vận động của các mối quan hệ kinh tế trên bình diện tổng thể nền kinh tế. Là môn khoa học nền tảng cơ sở cho các khoa học kinh tế chuyên ngành khác. Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều thị trường nhiều thành phần kinh tế nhiều bộ phân cấu thành có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi biến động của một thị trường một thành phần một bộ phận đều tác động đến các cân bằng tổng thể của nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô quan tâm đến những mối quan hệ tổng thể này nhằm phát hiện phân tích và mô tả bản chất của các biến đổi kinh tế tìm ra các nguyên nhân gây nên sự mất ổn định ảnh hưởng tới hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Cũng từ đó kinh tế vĩ mô nghiên cứu đưa ra các chính sách và công cụ tác động vào nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế ổn định kinh tế và phân phối công bằng. Với tập tài liệu Sách hướng dẫn học tập môn kinh tế vĩ mô cho đối tượng đại học đào tạo từ xa được kết cấu thành 8 chương - Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về kinh tế học - Chương 2 Khái quát về kinh tế học vĩ mô - Chương 3 Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân - Chương 4 Tổng cầu và chính sách tài khoá - Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Chương 6 Tổng cung và chu kỳ kinh doanh - Chương 7 Thất nghiệp và lạm phát - Chương 8 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản của kinh tế học vĩ mô tập tài liệu này được trình bày theo cách tiếp cận từ từ phân tích kinh tế được tiến hành với nền kinh tế khép kín đến nền kinh tế mở. Mỗi chương được kết cấu thành 4 phần Phần giới thiệu chương nhằm giới thiệu khái quát nội dung của chương và yêu cầu đối với người học khi nghiên cứu chương đó. Phần nội dung chương được biên soạn theo trình tự kết cấu nội dung của môn học một cách cụ .