Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức | JOURNAL OF SCIENCE OF HNƯE Social Sci. 2010 Vol. 55 No. 2 pp. 75-82 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VE CON NGUỜI TRONG TRUYỆN NGAN việt nam giai đoạn 1940-1945 Đinh Thị cẩm Lê Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề Sự đổi mới của truyện ngắn và của cả văn xuôi nghệ thuật nói chung giai đoạn 1940 - 1945 thể hiện ở nhiều bình diện song ở chiều sâu và có tính chất quyết định chính là sự đổi mới trong quan niệm về con người. Đó là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật 3 184-185 . Chính vì vậy việc nhận biết quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn 1940 - 1945 là xác định những nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người ở giai đoạn này để từ đó thấy được sự tiến hoá của văn học nói chung và thể loại truyện ngắn Việt Nam nói riêng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm con người là con người Nhìn một cách tổng quát trong văn xuôi nghệ thuật 1940-1945 nhân vật không còn là những con người chỉ được nhìn nhận trên bình diện đạo đức văn học Trung đại hay bình diện giai cấp - xã hội văn học hiện thực phê phán 1936-1939 với hai tuyến đối lập thiện - ác giầu - nghèo . mà là con người bình thường đa chiều như trong đời sống thực tại. Đó là con người cá nhân với đời sống tâm lí đa dạng phức tạp thường gặp trong cuộc sống chứ không phải là mẫu hình nhân vật chính diện thì mẫu mực ít nhiều được lí tưởng hoá phản diện thì giống như ác thú và tất cả những nét tính cách đều nhất thành bất biến. Các nhà văn hầu như đã từ bỏ cách xây dựng vai chính hoàn toàn con người hoàn toàn tốt - chữ dùng của Thạch Lam để nhìn nhận con người một cách khách quan ở cả hai mặt sáng- tối vừa tốt - vừa xấu vừa cao thượng vừa thấp hèn vừa nhân ái vừa ích kỉ. Vì vậy rất hiếm gặp trong các truyện ngắn giai đoạn này những nhân vật chính diện với đạo đức sáng ngời hay những kẻ phản diện .