Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
DANH NHÂN TRIẾT HỌC B. Russell - Nhà triết học, nhà nhân văn học kiệt xuất của thế kỷ XX B. Russell là nhà triết học, lôgíc học, toán học, xã hội học và chính luận kiệt xuất của thế kỷ XX, người đoạt giải thưởng Nobel về văn học. Ông là nhà tư tưởng luôn khát khao tìm kiếm chân lý, cố gắng sử dụng những thành tựu của các khoa học khác cho triết học. Là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, ông luôn đưa ra phản ứng mạnh mẽ và tham gia tích cực vào những sự. | DANH NHÂN TRIẾT HỌC B. Russell - Nhà triết học nhà nhân văn học kiệt xuất của thế kỷ XX B. Russell là nhà triết học lôgíc học toán học xã hội học và chính luận kiệt xuất của thế kỷ XX người đoạt giải thưởng Nobel về văn học. Ông là nhà tư tưởng luôn khát khao tìm kiếm chân lý cố gắng sử dụng những thành tựu của các khoa học khác cho triết học. Là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng ông luôn đưa ra phản ứng mạnh mẽ và tham gia tích cực vào những sự kiện xã hội diễn ra trên thế giới hăng hái đấu tranh chống lại chủ nghĩa quân phiệt đấu tranh vì hòa bình và quan hệ công bằng bình đẳng giữa các quốc gia. Cho đến nay các tư liệu viết về B.Russell là rất nhiều và những tư tưởng triết học của ông vẫn luôn là đề tài được nhiều học giả trên thế giới tiếp tục nghiên cứu 1 . B.Russell sinh ngày 18 tháng 03 năm 1872 trong một gia đình quý tộc Anh lâu đời. Cha ông - Huân tước B.Emberti là một người cấp tiến là học trò và bạn vong niên của John Stuart - tác giả của Phân tích niềm tin tôn giáo. Mặc dù B.Russell là người nối dõi dòng họ quý tộc cao quý song ông lại buộc phải bước vào đời bằng sức lực riêng của bản thân mình trong khi anh trai ông lại nhận được quyền trở thành nghị sĩ theo luật lệ nước Anh thời bấy giờ. Sau này B.Russell đã trở thành người phản đối chế độ bảo thủ hiện tồn ở nước Anh. Ông bắt đầu truyền bá những tư tưởng về xã hội Fabian một tổ chức cải cách ở Anh được thành lập vào năm 1883 -1884 bởi một nhóm trí thức theo khuynh hướng bác bỏ đấu tranh giai cấp và cách mạng tuyên truyền cho bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội theo con đường cải cách và gia nhập Đảng Lao động công khai vạch trần những khiếm khuyết của chế độ xã hội tư sản. Trong lĩnh vực triết học B.Russell đã trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Trong Lịch sử triết học phương Tây 1946 B.Russell đã thừa nhận rằng chủ nghĩa duy nghiệm phân tích hiện đại bao gồm cả triết học của ông chỉ khác với chủ nghĩa duy nghiệm duy tâm của Berkley và Hume ở chỗ nó đã đưa công nghệ toán học và