Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
DANH NHÂN TRIẾT HỌC Merleau-Ponty - Nhà hiện tượng học vĩ đại nhất của Pháp Maurice Merleau-Ponty (14/3/1908 – 4/5/1961) - nhà triết học Pháp, học trò của E.Husserl, người thường bị hiểu lầm là nhà tư tưởng hiện sinh vì mối quan hệ cộng tác chặt chẽ với J.P.Sartre và quan niệm về hữu thể theo kiểu Heidegger. Năm 1931, Merleau-Ponty nhận bằng thạc sĩ triết học tại École Normale Supérieure (Paris). Sau một thời gian làm công việc giảng dạy, ông tham gia quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới II. Năm 1945, ông là giáo sư triết học tại. | DANH NHÂN TRIẾT HỌC Merleau-Ponty - Nhà hiện tượng học vĩ đại nhât của Pháp Maurice Merleau-Ponty 14 3 1908 - 4 5 1961 - nhà triết học Pháp học trò của E.Husserl người thường bị hiểu lầm là nhà tư tưởng hiện sinh vì mối quan hệ cộng tác chặt chẽ với J.P.Sartre và quan niệm về hữu thể theo kiểu Heidegger. Năm 1931 Merleau-Ponty nhận bằng thạc sĩ triết học tại École Normale Supérieure Paris . Sau một thời gian làm công việc giảng dạy ông tham gia quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới II. Năm 1945 ông là giáo sư triết học tại Đại học Lyon. Năm 1949 ông là giáo sư tâm lý học và giáo dục học trẻ em tại Đại học Sorbonne. Từ năm 1945 đến năm 1952 ông cùng với J.P.Sartre sáng lập ra và là đồng chủ biên tờ tạp chí Les Temps Moderues. Năm 1952 là giáo sư triết học tại College de France và giữ cương vị này đến tháng 5 1961 1 . Trên tờ tạp chí Les Temps Moderues Merleau-Ponty là người chịu trách nhiệm đưa hiện tượng học của Edmund Husserl vào Pháp. Cảm kích trước Husserl sau này hậu kỳ và khái niệm của Husserl về thế giới sống Merleau-Ponty đã kết hợp phương pháp tiên nghiệm của Husserl với những vấn đề nhận thức luận và sự định hướng hiện sinh xuất phát từ Heidegger và Marcel. Thậm chí ông còn đi xa hơn Heidegger - người đã vượt qua Husserl bởi việc hiện sinh hóa cái Tôi tiên nghiệm nghĩa như Dasein khi nhấn mạnh không chỉ bản chất trần tục tồn tại của chủ thể người mà trên tất cả là tính xác thịt của con người. Do vậy triết học của ông có thể được mô tả như là triết học của con người sống hay chủ thể người le corps propre . Nếu Nietzsche chú ý đến toàn bộ những điều quan trọng của con người thì Merleau-Ponty là người đầu tiên đã đưa con người trở thành chủ đề trung tâm của những phân tích triết học cặn kẽ. Điều này đã mang đến một viễn cảnh căn nguyên để nhận thức lại những vấn đề triết học muôn thủa như bản chất của tri thức tự do thời gian ngôn ngữ . Đặc biệt trong những tác phẩm đầu tay Merleau-Ponty đã chống lại tư tưởng chuyên chế nhấn mạnh đến sự đa nghĩa mơ hồ .