Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
ĐỀ THI MÔN NGUYÊN LÝ MÁY OLYMPIC CƠ HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ XXIII NĂM 2011

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hình 1 là cơ cấu phẳng Onđam truyền chuyển động quay giữa hai con trượt 1,3. Hai con trượt này nối với giá 4 bằng hai khớp quay A(1,4), B(4,3) có khoảng cách AB = d biến đổi trong khoảng 3cm d 4cm, đồng thời nối với thanh truyền 2 (khâu chữ thập) bằng hai khớp trượt A(1,2) và B(2,3) có phương vuông góc tại C. | OLYMPIC CƠ HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ XXIII NĂM 2011 ĐỀ THI MÔN NGUYÊN LÝ MÁY Bài I (30 điểm /40) Hình 1 là cơ cấu phẳng Onđam truyền chuyển động quay giữa hai con trượt 1,3. Hai con trượt này nối với giá 4 bằng hai khớp quay A(1,4), B(4,3) có khoảng cách AB = d biến đổi trong khoảng 3cm d 4cm, đồng thời nối với thanh truyền 2 (khâu chữ thập) bằng hai khớp trượt A(1,2) và B(2,3) có phương vuông góc tại C. 1. Với ω1 = const, hãy xác định: a. chuyển động của khâu 2; b. quĩ đạo, vận tốc và gia tốc của điểm E trên khâu 2 (là điểm đối xứng với A qua C khi φ = 0) bằng phương pháp họa đồ và phương pháp giải tích, theo ω1, φ và d. 2. Giả thử gắn cứng với khâu chữ thập 2 một đĩa tròn (hình 2) có tâm C và bán kính r2 = 4cm, để tạo thành một cơ cấu cam phẳng với cần đáy bằng 5, tịnh tiến theo khớp trượt K(4,5) vuông góc với AB tại A. Khi d biến đổi từ 4cm tới 3cm, hãy xác định bằng phương pháp họa đồ và phương pháp giải tích, theo ω1, φ, d và r2 : a. Hành trình h5, vận tốc và gia tốc của cần 5. b. Biên dạng đối tiếp thực của cơ cấu cam, đường ăn khớp (là quĩ đạo trong mặt phẳng cố định 4 của tiếp điểm T – hay điểm ăn khớp – giữa cam và đáy cần) và vận tốc trượt tương đối tại tiếp điểm T. c. Giả thử do tác dụng của momen động M1 trên khâu 1, các mômen cản M2, M3 trên các khâu 2, 3, và lực ép không đổi Q dọc cần đẩy, áp lực liên kết tại mỗi khớp trượt là một ngẫu lực có cánh tay đòn bằng chiều dài a của mỗi con trượt. Chỉ tính ma sát trượt với hệ số ma sát f tại các khớp động, hãy xác định mômen động M1 theo Q, M2, M3, f, a, d, và φ. 3. Giả thử gắn với khâu chữ thập 2 của cơ cấu Onđam (hình 1) một bánh răng trụ tròn (hình 3) có tâm C và bán kính vòng lăn r2 = 4cm, để cùng với bánh răng 6 tạo thành một hệ bánh răng phẳng nội tiếp. a. Nếu bánh răng r2 gắn cứng với khâu chữ thập 2, hãy xác định tâm quay, bán kính vòng lăn r6, và vận tốc góc ω6 của bánh răng 6 theo ω1. b. Nếu bánh răng r2 của hệ bánh răng (3a) trên đây không gắn cứng với khâu chữ thập 2 mà quay tương đối với khâu 2 quanh trục C, đồng thời bánh răng 6 không đổi chiều quay, hãy xác định ω6 và ω2 sao cho cơ cấu Onđam dừng rồi đảo chiều. Bài II (10 điểm /40) Từ cơ cấu Onđam đã cho trên hình 1, nếu khâu 1 là giá cố định, khâu 4 là khâu dẫn, với góc định vị θ cùng chiều với φ, tính từ trục Ax vuông góc với AC. a. Hãy xác định luật chuyển động của cơ cấu vừa có; b. Xác định các cơ cấu ba khâu phẳng, nếu có, như : cơ cấu ma sát, cơ cấu đối tiếp (cam, bánh răng, ) thực hiện cùng một luật chuyển động của khâu bị dẫn như cơ cấu trên.

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.