Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tính đổi tọa độ trắc địa (BL) thành tọa độ vuông góc phẳng (xy) là công việc quan trọng và thường xuyên trong trắc địa. Tọa độ vuông góc phẳng dùng trong trắc địa có ứng dụng rất rộng rãi. Nó xuất hiện ở tất cả các dạng công tác trắc địa công trình, nhất là khâu lập lưới khống chế mặt bằng phục phụ xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng. | TÍNH TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC PHẲNG THEO PHÉP CHIẾU HÌNH TRỤ NGANG GIỮ GÓC DÙNG HÀM SỐ PHỨC KS. DIÊM CÔNG TRANG Viện KHCN Xây dựng KS. VŨ VĂN DOAN 1 Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1. Dặt vấn đề Tính đổi tọa độ trắc địa BL thành tọa độ vuông góc phẳng xy là công việc quan trọng và thường xuyên trong trắc địa. Tọa độ vuông góc phẳng dùng trong trắc địa có ứng dụng rất rộng rãi. Nó xuất hiện ở tất cả các dạng công tác trắc địa công trình nhất là khâu lập lưới khống chế mặt bằng phục phụ xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng. Vì vậy việc nghiên cứu áp dụng các dạng công thức tính đổi tọa độ trắc địa thành tọa độ vuông góc phẳng nhằm đạt hiệu suất cao và đảm bảo độ chính xác khi tính đổi là việc làm rất cần thiết. Tất cả các công thức tính tọa độ vuông góc phẳng theo lưới chiếu hình trụ ngang giữ góc hiện dùng ở nước ta đều được xây dựng trên cơ sở khai triển hàm số mũ của chuỗi Taylor. Các công thức bi ểu diễn bằng hàm mũ có ưu điểm là dễ biểu diễn trực quan nhưng bị hạn chế ở điểm khởi tính đạo hàm số lượng số hạng tốc độ hội tụ cũng như số dư của chuỗi và độ chính xác luôn phụ thuộc vào độ rộng của múi chiếu. Hàm phức có rất nhiều điểm mạnh các công thức d ùng hàm phức khắc phục được các nhược điểm kể trên và đem lại hiệu quả cho việc áp dụng vào thực tế. Trong báo cáo khoa học xây dựng hệ quy chiếu và hệ thống điểm tọa độ quốc gia VN-2000 cũng có giới thiệu công thức dùng hàm phức nhưng chưa có các bước tính khi tính thuận và tính ngược cụ thể. Bài báo này giới thiệu công thức và các bước tính cụ thể để có thể áp dụng vào sản xuất. 2. Công thức tính Như đã biết phép chiếu Gauss-Kruger là phép chiếu thỏa mãn 3 điều kiện - Phép chiếu giữ góc - Sau khi chiếu kinh tuyến trục là đường thẳng - Sau khi chiếu kinh tuyến trục có chiều dài không đổi. Cơ sở toán học để xây dựng các công thức mới dựa vào các điều kiện kể trên của phép chiếu. 2.1. Công thức hàm số phức cho phép chiếu Gauss khi tính thuận Ta biết khi nói đến phép chiếu Gauss không thể không bàn đến độ vĩ .