Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'đạo đức kinh doanh tại việt nam - thực tại và giải pháp_đại học ngoại thương hà nội', tài chính - ngân hàng, tài chính doanh nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | VNH3.TB5.219 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM -THỰC TẠI VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Hoàng Ánh Đại học Ngoại thương - Hà Nội 1. Giới thiệu chung 1.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên quan tới những cam kết về luân lý trách nhiệm và công bằng xã hội. Đạo đức trong tiếng Anh là ethics từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ethiko và ethos nghĩa là phong tục hoặc tập quán. Như Aristoteles đã nói khái niệm trên bao gồm ý tưởng cả về tính chất và cách áp dụng. Vì vậy đạo đức phản ánh tính cách của cá nhân và trong thời đại ngày nay thì có thể nói lên cả tính chất của một doanh nghiệp vì doanh nghiệp chính là tập hợp của các cá nhân. Đạo đức kinh doanh là một khái niệm không cũ mà cũng không mới. Với tư cách là một khía cạnh luân lý trong hoạt động thương mại đạo đức kinh doanh đã lâu đời như chính thương mại vậy. Trong bộ luật Hammurabi từ khoảng 1700 TCN đã có quy định về giá cả thuế quan cách thức hoạt động thương mại và cả hình phạt hà khắc cho những kẻ không tuân thủ. Đó có thể được coi là bằng chứng cho sự nỗ lực đầu tiên của xã hội loài người để phân định ranh giới đạo đức cho các hoạt động kinh doanh. Trong tác phẩm Politics ra đời vào khoảng năm 300 TCN Aristoteles đã chỉ ra rõ ràng những mối liên hệ thương mại khi bàn về quản lý gia đình. Giáo lý của cả đạo Do Thái và Thiên Chúa giáo ví dụ như trong Talmud năm 200 sau Công nguyên và Mười điều răn Exodus 20 2 - 17 Deuteronomy 5 6 - 21 đều đã đưa ra những quy tắc đạo đức được áp dụng trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm đạo đức kinh doanh cũng mới chỉ tồn tại được khoảng bốn chục năm trở lại đây. Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này trong một Hội nghị Khoa học vào năm 19741. Kể từ đó đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của