Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về quốc phòng. | LUẬT QUỐC PHÒNG CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 39 2005 QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 Luật này quy định về quốc phòng. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định chính sách quốc phòng nguyên tắc nội dung cơ bản về hoạt động quốc phòng hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan tổ chức quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Luật này áp dụng đối với cơ quan tổ chức công dân Việt Nam. 2. Tổ chức cá nhân nước ngoài cư trú hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về quốc phòng. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. 2. Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực vật lực tinh thần mang tính chất toàn dân toàn diện độc lập tự chủ tự cường. 3. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực vật lực tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. 4. Khu vực phòng thủ là khu vực được tổ chức về quốc phòng an ninh theo địa giới hành chính tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh nằm trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. 5. Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. 6. Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược. 7. Động viên cục bộ là biện pháp huy .