Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong thực tế sản xuất và tiêu thụ thường không diễn ra đồng thời với nhau mà có một khoảng cách nào đó. Nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp.Đa số các sản phẩm này đều thu hoạch trong khoảng thời gian ngắn nhưng lại được tiêu thụ tương đối đều đặn trong năm. Chính điều này tạo ra tính hữu dụng về mặt thời gian thông qua hoạt động tồn trữ. | fiVHD- Bùi Văn Trịnh Chương 6 Quan hệ thí trường theo thời gian TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN Trị kinh doanh CHƯƠNG 6 QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO THỜI GIAN. Giáo viên hướng dẫn Nhóm thự hiện 1.6 Bùi Văn Trịnh Cần Thơ 9 2010 Nhóm 1.6 Trang 1 GVHD Bùi Văn Trịnh Chương 6 Quan hệ thị trường theo thời gian Chương 6 QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO THỜI GIAN 6.1 Lý do chọn đề tài Trong thực tế sản xuất và tiêu thụ thường không diễn ra đồng thời với nhau mà có một khoảng cách nào đó. Nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp.Đa số các sản phẩm này đều thu hoạch trong khoảng thời gian ngắn nhưng lại được tiêu thụ tương đối đều đặn trong năm. Chính điều này tạo ra tính hữu dụng về mặt thời gian thông qua hoạt động tồn trữ. Tuy nhiên để tiến hành hoạt động tồn trữ cũng phát sinh một số chi phí. Các chi phí này thường là chi phí trang thiết bị tồn trữ và chi phí cho hoạt động tồn trữ. Do đó việc tiêu thụ có thể phân bố theo những lựa chọn khác nhau sao cho hoạt động tồn trữ mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Thật vậy trong khi tồn trữ các sản phẩm nông nghiệp có thể bị giảm chất lượng thậm chí còn hao hụt về trọng lượng do mất nước giảm số lượng do côn trùng gây ra. Chi phí này được gọi là chi phí dưới hình thức giá trị của sản phẩm giảm dần. Nếu tồn trữ càng lâu thì giá trị thị trường của sản phẩm càng giảm. Chính điều này đòi hỏi chúng ta cần phải biết lựa chọn thời điểm tiêu thụ sản phẩm thích hợp để giảm bớt chi phí nói trên. Đồng thời định mức giá phù hợp với từng thời điểm. Chẳng hạn như trong tương lai ta có được thông tin dự báo đúng đắn rằng giá cả sẽ tăng cao thì lúc này sản phẩm sẽ được đưa vào dự trữ. Điều này khiến cung hiện tại giảm và giá hiện tại tăng lên trong đó khả năng cung ứng trong tương lai tăng và giá cả trong tương lai sẽ giảm. Các hoạt động tích trữ sẽ tiếp tục diễn ra khi chênh lệch giữa giá tương lai và giá cả hiện tại lớn hơn chi phí tồn trữ vì lúc này hoạt động tích trữ có khả năng mang lại lợi nhuận. Đồng thời để xem xét sự biến đổi của giá cả qua các .