Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài báo này chương trình MCNP4C2 của phòng thí nghiệm Los Alamos [2] được dùng để khảo sát đường cong hiệu suất đỉnh theo năng lượng của hệ đầu dò HPGe của Bộ môn Vật lý Hạt nhân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM cũng như sự thay đổi của đường cong này theo khoảng cách giữa nguồn và đầu dò. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH CN TẬP 10 SÓ 05 - 2007 MÔ PHỎNG MONTE CARLO ĐƯỜNG CONG HIỆU SUẤT ĐỈNH CỦA ĐẦU DÒ HPGE TRONG HỆ PHỔ KẾ GAMMA MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG cHươNG trình MCNP4C2 Trương Thị Hồng Loan Mai Văn Nhơn Đặng Nguyên Phương Trần Ái Khanh và Trần Thiện Thanh Truờng Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 16 tháng 08 năm 2006 hoàn chỉnh sửa chữa ngày 16 tháng 05 năm 2007 TÓM TẢT Trong bài báo này chương trình MCNP4C2 của phòng thí nghiệm Los Alamos 2 được dùng để khảo sát đường cong hiệu suất đỉnh theo năng lượng của hệ đầu dò HPGe của Bộ môn Vật lý Hạt nhân Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM cũng như sự thay đổi của đường cong này theo khoảng cách giữa nguồn và đầu dò. Các nguồn được sử dụng để khảo sát thực nghiệm kiểm chứng là Cs-137 661 7 keV Na-22 1274 5 keV và Co-60 1173 3 keV và 1332 5 keV được mượn ở Trung tâm đào tạo Viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt. Các nguồn giả định dùng để mô phỏng thêm là Am-241 59 5 keV Co-57 122 1 keV Se-75 96 7 keV Ba-133 81 0 keV 356 0 keV Eu-152 1408 0 keV . Kết quả tỷ số giữa các hiệu suất mô phỏng và thực nghiệm với các năng lượng khác nhau đều cao hơn 0 9 cho thấy chương trình mô phỏng mà chúng tôi xây dựng được dựa trên mã nguồn MCNP4C2 là đủ tin cậy cho những nghiên cứu tiếp theo trên hệ phổ kế này. 1. GIỚI THIỆU Bộ môn Vật lý hạt nhân Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM có hệ phổ kế gamma dùng đầu dò germanium siêu tinh khiết dạng đồng trục của hãng Canberra năm 2004. Để sử dụng hệ phổ kế này cần khảo sát các đặc trưng cơ bản của đầu dò như đường chuẩn năng lượng đường chuẩn hiệu suất hiệu ứng che chắn phông.Vì Bộ môn không có được nhiều nguồn chuẩn với năng lượng trải đều trong khoảng cho phép của đầu dò loại này tương ứng năng lượng từ 50 keV đến hơn 2000keV nên song song với việc đo đạc thực nghiệm với các nguồn có được như Cs-137 661 7 keV Na-22 1274 5 keV và Co-60 1173 3 keV và 1332 5 keV của Trung tâm Đào tạo Viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt trong công trình này còn tiến hành xây dựng mô phỏng hệ đo thêm