Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tai Mũi Họng (TMH) là một chuyên khoa (CK) quan trọng chuyên nghiên cứu về dư phòng, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho cơ quan TMH con người. Với chức năng thiết yếu như: Ngữi, nghe, thăng bằng, phát âm, thở, nuốt. Là bộ phận quan trọng nhất của đường ăn và đường thở. TMH ở gần và liên quan chặt chẽ với sọ não, tiếp giáp với các mạch máu lớn, với các giây thần kinh quan trọng. Vì vậy mọi thầy thuốc bất kể CK nào cũng phải biết vai trò và quan hệ. | LIÊN QUAN CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG VỚI CÁC CHUYÊN KHOA KHÁC TRONG NGÀNH Y Tai Mũi Họng TMH là một chuyên khoa CK quan trọng chuyên nghiên cứu về dư phòng chẩn đoán điều trị và phục hồi chức năng cho cơ quan TMH con người. Với chức năng thiết yếu như Ngữi nghe thăng bằng phát âm thở nuốt. Là bộ phận quan trọng nhất của đường ăn và đường thở. TMH ở gần và liên quan chặt chẽ với sọ não tiếp giáp với các mạch máu lớn với các giây thần kinh quan trọng. Vì vậy mọi thầy thuốc bất kể CK nào cũng phải biết vai trò và quan hệ của TMH với các chuyên khoa và các chuyên khoa có thể hỗ trợ những gì cho TMH. Để nêu ra những đóng góp của TMH cho các CK khoa về lâm sàng chúng tôi giới thiệu khái quát những quan hệ chủ yếu của TMH mà người thầy thuốc nào cũng cần phải biết. 1. Với khoa Nhi 1.1. Amygdales VA. Là 2 tổ chức rất quan trọng trong vòng bạch huyết Waldeyer được coi là chủ chốt trong nhiêm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em. Đặc biệt các bệnh nhiễm trùng có liên quan tới Amydales và VA. như viêm mũi viêm xoang viêm tai viêm họng viêm phế quản viêm phổi viêm hệ thống đường tiêu hóa viêm hệ thống hach vùng đầu mặt cổ thấp khớp viêm thận. 1.2. Khó thở Gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn đặc biệt khó thở thanh quản do các bệnh nhiễm trùng lây như Bạch hầu Sởi Bại liệt Uốn ván viêm thanh quản do cúm áp xe thành sau họng dị vật đường thở khối u chèn ép vào đường hô hấp chấn thương rối loạn vận động cơ thanh quản dị tật bẩm sinh. 1.3. Viêm tai xương chủm hài nhi Trên lâm sàng triệu chứng hoàn toàn thuộc đường tiêu hóa Nôn ỉa chảy mất nước.Trong khi bệnh tích lại ở Tai - Xương chủm. 1.4. Điếc câm Hầu hết các trẻ em bị câm là do điếc. Vì không nghe được nên không bắt chước đê nói được. Có nhiều nguyên nhân gây điếc có thê do điếc bẩm sinh hoặc mắc phải. Đặc biệt có loại điếc do thuốc gây ra như ngộ độc Streptomicine Gentamycine Kanamycine Quinine Ibuprofen. 1.5. Hội chứng phối hợp Hội chứng Mueller Kuhn Viêm mũi xoang mãn tính có Polype kèm giản phế quản. Trong bệnh tiết nhầy đặc .