Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh gọi là đầu tư nước ngoài. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Thị trường ô tô trong nước đang bị các doanh nghiệp của VAMA bao sân về giá mà thực tế sự bao sân này chính từ các công ty mẹ. Nói là sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nhưng thực tế các doanh nghiệp ô tô của Việt Nam lắp ráp nhiều hơn sản xuất, quy định nội địa hóa sản phẩm cũng không được thực hiện nghiêm chỉnh. Lắp ráp phụ thuộc hoàn toàn vào phụ tùng linh kiện từ công ty mẹ. Chính vì thế mà nhà sản xuất có thể tự định giá cao cho kinh kiện phụ tùng của mình . Gía bộ linh kiện của hầu hết các loại xe tại Việt Nam đều trên 10.000$/bộ, mức giá này chỉ kém xe nguyên chiếc tại các nước trong khu vực hoặc tại thị trường của công ty mẹ từ 12 - 15%, cao nhất cũng chưa tới 20%. Khi công ty mẹ xuất khẩu linh kiện cho doanh nghiệp tại Việt Nam,toàn bộ khoản thuế nôị địa sẽ được hoàn trả cho nhà sản xuất, gây ra hiện tượng chuyển giá linh kiện ô tô. Việc chuyển giá để tăng chi phí đầu vào, nâng giá bán sản phẩm đàu ra cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó khiến người tiêu dùng dù nghèo vẫn được tiếng là xài sang vì làm chủ những chiếc ô tô giá cao nhất thế giới. Ví dụ như một chiếc động cơ xe ô tô giá 1500$ nhưng khi xuất cho Việt Nam được kê tới 3000 hoặc 4000$. Như vậy liên doanh tại Việt Nam thay vì lãi5000 hoặc 7000$/xe thì chỉ còn lãi 3000 - 4000$, mức thuế phải đóng cho nhà nước sẽ ít đi. Thế nhưng các liên doanh cũnbg không lấy gì làm buồn vì công ty mẹ của họ đã lãi lớn nhờ việc tăng giá XK linh kiện.