Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lại Nguyên Ân Hội Nhà văn Việt Nam Các bản tiểu sử Phan Khôi (1887-1959) do thân nhân hoặc nhà nghiên cứu soạn thảo thường nêu một vài sự việc như Phan Khôi đi theo Phan Châu Trinh ra Hà Nội từ 1907 để tham gia công việc của Đông Kinh nghĩa thục và Đăng cổ tùng báo. | ĐÔI NÉT VỀ ĐỜI LÀM BÁO CỦA PHAN KHÔI Lại Nguyên Ân Hội Nhà văn Việt Nam Các bản tiểu sử Phan Khôi 1887-1959 do thân nhân hoặc nhà nghiên cứu soạn thảo thường nêu một vài sự việc như Phan Khôi đi theo Phan Châu Trinh ra Hà Nội từ 1907 để tham gia công việc của Đông Kinh nghĩa thục và Đăng cổ tùng báo. Tuy vậy trên thực tế phải sau đó mười năm Phan Khôi mới bước vào nghề báo. Năm 1918 Phan Khôi bắt đầu viết cho tạp chí Nam phong với bút danh Chương Dân. Ở đây ngòi bút Chương Dân bộc lộ tiềm năng của một cây bút viết cả chữ Hán lẫn chữ Việt cả nghị luận khảo luận lẫn sáng tác văn chương tuy vậy ngoài mục Nam âm thi thoại tác giả chưa tỏ rõ được gì nhiều ở các bài mục khác. Chỉ hơn một năm sau Phan Khôi rời Hà Nội vào Sài Gòn viết cho tờ Lục tỉnh tân văn. Ban đầu đăng sáng tác hai bài ca Đưa chồng và Nhớ chồng thác lời người vợ có chồng là lính tòng chinh sang Pháp tham gia thế chiến thứ nhất đều là bản dịch hai bài thơ chữ Hán đã đăng Nam phong. Nhưng những loạt bài đăng nhiều kỳ lại là thường thức xã hội hoặc khảo cứu ngôn ngữ. Đó là mục Làm dân phải biết với những nội dung bài cho từng kỳ báo lần lượt là - Nước mẹ đẻ - Địa dư nước An Nam - Chính trị nước An Nam - Phong tục nước An Nam - Dân phải nộp thuế . và mục Ghi chép tiếng An Nam. Thời gian Phan Khôi cộng tác với tờ Lục tỉnh tân văn rất ngắn. Sau vài tháng ông lại trở ra Hà Nội cộng tác dịch Kinh Thánh Ki-tô giáo cho hội thánh Tin Lành đồng thời cộng tác với các tờ Thực nghiệp dân báo và tạp chí Hữu thanh - việc viết báo này rất ít hiệu quả. Vài năm sau Phan Khôi lại vào Nam 1926-1927 ở Sài Gòn không biết có viết cho tờ báo nào hay không theo chính Phan Khôi trong lời dẫn khi cho đăng bài thơ Chơi thuyền trên sông Tân Bình trên tuần báo Phụ nữ thời đàm số 3 1.10.1933 thì vào năm 1927 có thể là để tránh sự truy nã Phan Khôi phải chạy xuống Cà Mau ẩn náu nơi nhà một người bạn là chủ đồn điền dành thời gian tự học thêm tiếng Pháp qua thư từ với Djean de la Bâtie một nhà báo tự do người Pháp ở Sài Gòn. Thời kỳ thứ