Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
VĂN HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CON NGƯỜI

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong một chuyến đi thăm Việt Nam cách đây hơn 5 năm, trong lúc đợi lên phi cơ, vào một hiệu sách ở phi trường, tôi có tình cờ đọc được một sách viết về sự phát triển kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hoá ở Á châu và vai trò quan trọng của các nhà tư bản bản sứ và Hoa kiều ở Á châu từ gần như tay trắng đã trở thành thế lực mạnh ở các nước trong vùng. Tác giả cho rằng thế giới sau này sẽ được chi phối bởi một số các. | VĂN HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CON NGƯỜI TS. Nguyễn Đức Hiệp Australia Trong một chuyến đi thăm Việt Nam cách đây hơn 5 năm trong lúc đợi lên phi cơ vào một hiệu sách ở phi trường tôi có tình cờ đọc được một sách viết về sự phát triển kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hoá ở A châu và vai trò quan trọng của các nhà tư bản bản sứ và Hoa kiều ở Á châu từ gần như tay trắng đã trở thành thế lực mạnh ở các nước trong vùng. Tác giả cho rằng thế giới sau này sẽ được chi phối bởi một số các bộ lạc đa quốc liên quốc gia transnational chính là Anh Hoa Do Thái Âu. Mỗi bộ lạc gồm các công ty nhà tư bản cùng văn hoá hay tiếng nói hợp tác chung với nhau để cạnh tranh. Thi dụ như người Hoa tư bản ở Indonesia dễ cộng tác đầu tư và làm ăn thích hợp với người Hoa ở Mã Lai Phi Luật Tân Trung Quốc hay các nước khác dễ cạnh tranh trong những thị trường thương mại quốc tế. Toàn cầu hoá sẽ dẫn tới viễn cảnh của sự thành lập các bộ lạc cạnh tranh với nhau chứ không phải dẫn tới sự kết hợp để tạo thành một văn hoá thế giới world culture . Á châu thời đó kinh tế phát triển mạnh mẽ và rất tự tin với một số nước cho rằng giá tri Á châu đã là lý do chính của sự thành công kinh tế và không cần phải học hỏi thêm hay áp dụng một số giá trị và tư tưởng của Tây phương như dân chủ nhân quyền vì nó trái lại với giá trị truyền thống văn hoá Á châu. Đa số các sách thuộc loại đọc nhanh cho các nhà đầu tư du hành businessman traveller là vô thưởng vô phạt. Tuy vậy sau này tôi tìm lại và biết tác giả bị ảnh hưởng của Joel Kotkin trong sách Bộ Lạc Tribes . Tư tưởng của Kotkin cho rằng thế giới sau toàn cầu hoá với sự cất cánh của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt về kinh tế và chính trị và phân hoá thành các nhóm liên quốc gia. Mỗi nhóm gồm các dân tộc các quốc gia cùng văn hoá văn minh gốc cạn tranh với các nhóm khác khác văn hoá văn minh. Tư tưởng như vậy đã gặp phải nhiều sự phê bình trong thập niên 90 là lạc hậu thụt lùi và bi quan tương phản với tình hình và sự lạc quan của nhân loại bước .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.