Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thị trường hối đoái Việt Nam mang đặc trưng là thiếu các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp dễ chịu tổn thất | Đô la Mỹ: đây là ngoại tệ thông dụng nhất tại VN (hơn 90% các giao dịch đối ngoại qua Vietcombank được thực hiện bởi đồng tiền này). Sau cuộc chiến Iraq, USD liên tục trượt giá so với nhiều ngoại tệ mạnh khác trên thế giới (như EUR, JPY, CHF ). Theo giới phân tích, một số nguyên nhân sâu xa của sự suy yếu bất thường trên là bội chi ngân sách Mỹ trong năm tài chính vừa qua (kết thúc ngày 30 tháng 9 năm 2004) lên tới 413 tỷ USD, tương đương 3,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); mức thâm hụt mậu dịch cũng lên tới 590 tỷ USD, bằng 5,7% GDP (riêng trong tháng 9 vừa qua là 51,6 tỷ USD), làm cho nền kinh tế Mỹ mất cân đối và suy giảm lòng lòng tin của giới đầu tư vào đồng USD. Nhiều người tin rằng Mỹ đang thực thi chính sách “một đồng USD yếu” nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Kể từ khi EUR ra đời đến nay, giá 1 EUR xấp xỉ đổi được 1,30 USD. Chính sách này đang đe dọa sự tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của EU. Vào ngày 19 tháng 11, Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 (gồm G7, EU, Nga, Trung Quốc, An Độ, Hàn Quốc, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina,Úc, Brazil, Indonesia, Mexico, Saudi Arabia) cùng World Bank, IMF đã nhóm họp tại Berlin (Đức) để tìm giải pháp ổn định tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và nhiều ngoại tệ mạnh khác.