Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này phân tích một số quy định chưa hợp lý hoặc còn thiếu sót của Nghị định 163 nhìn từ góc độ vận dụng trên thực tiễn hoặc khi đối chiếu với các quy định của một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Nhà ở 2005. | Giao dịch bảo đảm những kẽ hở và rủi ro TS. Nguyễn Quốc Vinh Giảng viên Học viện Tư pháp - Bộ Tư pháp Nghị định số 163 2006 NĐ-CP của Chính phủ ngày 29-12-2006 hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2005 về các giao dịch bảo đảm Nghị định 163 đã ban hành và có hiệu lực được hơn hai năm. Bài viết này phân tích một số quy định chưa hợp lý hoặc còn thiếu sót của Nghị định 163 nhìn từ góc độ vận dụng trên thực tiễn hoặc khi đối chiếu với các quy định của một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Nhà ở 2005. về thỏa thuận thứ tự ưu tiên thanh toán Khoản 2 điều 6 Nghị định 163 quy định rằng Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có quyền thỏa thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền . Ở đây chúng ta có thể chia quy định này thành hai vế. Vế thứ nhất cho phép các bên liên quan thỏa thuận thay thế thứ tự ưu tiên khi tài sản bảo đảm được xử lý mặc dù bên được thế quyền ưu tiên đăng ký giao dịch bảo đảm sau bên bị thế quyền . Vế thứ hai quy định rằng phạm vi được ưu tiên thanh toán chỉ trong phạm vi bảo đảm của bên bị thế quyền. Theo vế thứ nhất quy định này có nghĩa là nếu một tài sản được dùng bảo đảm cho hai hoặc nhiều nghĩa vụ 1 thì các bên được bảo đảm có quyền thỏa thuận về thứ tự được ưu tiên thanh toán khi tài sản bảo đảm được xử lý. Trên thực tế thỏa thuận về thứ tự thanh toán khi tài sản bảo đảm được xử lý là khá phổ biến đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Ví dụ doanh nghiệp A thế chấp với doanh nghiệp B là doanh nghiệp mẹ của A tài sản là một nhà máy với tài sản máy móc trong đó để bảo đảm cho khoản vay V1. Hợp đồng thế chấp cho khoản vay V1 đã được thực hiện và đăng ký với một trung tâm đăng ký giao dịch tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp Trung tâm đăng ký tài sản . Đồng thời doanh nghiệp A thế chấp chính tài sản này với ngân hàng C cho khoản vay V2 tất nhiên với điều kiện được sự chấp thuận của cả B và