Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đã từ lâu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa đã xuất hiện nhiều qua những câu ca dao với những vẻ đẹp, hình tượng khác nhau. Nhưng ở họ đều có chung đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được qua hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. | Kiến thức lớp 11 Tự tình - Hồ Xuân Hương-phần 2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI CŨ QUA TỰ TÌNH II VÀ THƯƠNG VỢ Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi ném thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi Đã từ lâu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa đã xuất hiện nhiều qua những câu ca dao với những vẻ đẹp hình tượng khác nhau. Nhưng ở họ đều có chung đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được qua hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Hình ảnh đó cũng được thể hiện rất tài tình qua hai bài thơ Tự Tình II cua Hồ Xuân Hương Và Thương Vợ của Trần Tễ Xương. Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tương người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau khổ vất vả trong cuộc sống. Đó là hình ảnh bà Tú vất vả gian truân kiếm sống tất bật ngược xuôi Quanh năm buôn bán ở mom sông . Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả lam lũ của bà. Ở đây bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm không kể mưa nắng trên mom sông- cái doi đất nhô ra đầy nguy hiểm. Thấm thía nỗi vất vả gian truân của vợ Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cà trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương con tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mà còn là rợn ngợp của thời gian. Hình ảnh thân cò như một sự sáng tạo Lặn lội thân cò khi quãng vắng đưa từ lặn lội lên đầu câu thay con cò bằng thân cò cũng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú càng khơi dậy cả nỗi đau thân phận sâu sắc thấm thía hơn Eo sèo mặt nước buổi đò đông