Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng, kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán. | Phân biệt kế toán quản trị kế toán tài chính kế toán tổng hợp Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận lý thuyết hạch toán kế toán kế toán tài chính kế toán quản trị và kiểm toán. Trong đó kế toán quản trị và kế toán tài chính được coi là bộ phận hữu cơ của kế toán doanh nghiệp. Kế toán quản trị và kế toán tài chính là gì . Hai loại kế toán này có mối quan hệ với nhau như thế nào . Kế toán tài chính có phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị có phải là kế toán chi tiết hay không . Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán tài chính và kế toán quản trị để cùng các bạn và những người quan tâm về khoa học kế toán hiểu rõ bản chất và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán tôi xin trao đổi vài nét về vấn đề này. 1. Định nghĩa kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất phải sản xuất những sản phẩm nào sản xuất bằng cách nào bán các sản phẩm đó bằng cách nào theo giá nào làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất. Các quyết định này gồm hai loại Quyết định mang tính chất ngắn hạn Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn. Ví dụ - Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá ở điểm hoà vốn - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộ phận của sản phẩm - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vì tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm .