Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nền kinh tế nước ta đi được một chặng đường 16 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường (Tác giả viết bài này vào thời điểm năm 2002). Đó là một quãng thời gian khá ngắn ngủi so với sự phát triển của các nền kinh tế thị trường khác trên thế giới với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Thế nhưng, chúng ta cũng đã được " nếm đủ vị cay đắng, ngọt bùi " của 16 năm xây dựng nền kinh tế đó | VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM PHÙNG VĂN HÙNG - Trung tâm TTTV NCKH- Văn phòng Quốc hội Nền kinh tế nước ta đi được một chặng đường 16 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Tác giả viết bài này vào thời điểm năm 2002 . Đó là một quãng thời gian khá ngắn ngủi so với sự phát triển của các nền kinh tế thị trường khác trên thế giới với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Thế nhưng chúng ta cũng đã được nếm đủ vị cay đắng ngọt bùi của 16 năm xây dựng nền kinh tế đó. Tuy nhiên có thể nói người được hưởng lợi nhiều nhất chính là người dân. Người dân đã có cuộc sống dễ chịu hơn với hàng hoá dịch vụ đa dạng hơn chất lượng cao hơn nhưng giá lại rẻ hơn. Nói tóm lại nền kinh tế thị trường bước đầu đã đem lại sự phát triển cho nền kinh tế của đất nước góp phần tích luỹ tái đầu tư cho phát triển. Vì nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế phải ghi nhận nên có một số ý kiến cho rằng nó tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu không cần phải có sự can thiệp của Nhà nước và mọi sự can thiệp như vậy chỉ làm giảm hiệu quả của nó. Thậm chí họ cho rằng bàn tay vô hình 1 mà Adam Smith nói tới có thể giải quyết được tất cả. Thực tế ở các nước tư bản phát triển lại chứng minh rằng Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tối đa thế mạnh của cơ chế thị trường đồng thời hạn chế tối đa các mặt tiêu cực của nó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước ta một nước đang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN lấy dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh làm mục tiêu cho giai đoạn cách mạng tới. Vì vậy trong khuôn khổ có hạn bài viết này chỉ phân tích một số vấn đề cụ thể nhằm làm rõ thêm vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Về mặt lý luận có thể nói trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá tư tưởng và các cơ sở của nền kinh tế thị trường bị xoá bỏ bằng ý chí chủ quan của con người thông qua Nhà nước. Ngày nay do nhu cầu khách quan đòi hỏi Nhà nước cần .