Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kỳ họp thứ 4, khóa XI (tháng 11/2003), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật xây dựng. Việc thể chế hóa Luật nhằm đáp ứng yêu cầu vận hành các hoạt động xây dựng theo hướng vừa bảo đảm tính cạnh tranh, hội nhập của ngành xây dựng vào nền kinh tế trong khu vực, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định đã được Chính phủ và các Bộ, ngành cụ thể hóa trong các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn . | Trong các phương pháp nêu trên, phương pháp thú nhất tạo điều kiện chọn được nhà thầu phù hợp với yêu cầu về lựa chọn nhà thầu xây lắp trong hoạt động xây dựng là chọn người có giải pháp tốt nhất để làm ra công trình xây dựng. Mặt khác, kết quả lựa chọn nhà thầu là cơ sở thuận lợi, đầy đủ để chủ đầu tư thực hiện tốt việc thương thảo, quản lý thực hiện hợp đồng. Giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án đạt hiệu quả, đồng thời giảm tính hình thức, giảm bớt thủ tục trong đấu thầu. Với phương pháp này đòi hỏi tư vấn chấm thầu phải có kinh nghiệm, năng lực tốt, có sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận đánh giá về kỹ thuật với bộ phận đánh giá về giá. Thực hiện phương pháp này cũng khắc phục được tình trạng nhà thầu kê khai đẹp về giải pháp kỹ thuật, mà không gắn kết để xuất giải pháp kỹ thuật với giá dự thầu, tiến độ. Nhà thầu cũng cạnh tranh thực sự về tất cả các mặt để thắng thầu. Tuy nhiên các cam kết của nhà thầu trong đấu thầu phải quy định cụ thể trong hợp đồng và phải được quản lý chặt chẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do vậy chủ đầu tư cần ưu tiên lựa chọn phương pháp này để tổ chức đấu thầu. Phương pháp thứ hai là phương pháp đánh giá hiện hành, đã áo dụng trong thời gian qua. Phương pháp này đã bộc lộ một số nhược điểm như: Quan niệm đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp như đánh giá đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, không có sự gắn kết giữa đánh giá về giải pháp kỹ thuật với đề xuất tiến độ và đề xuất về giá, dễ dẫn tới tình trạng kê khai hồ sơ đẹp về mặt kỹ thuật mà không thực tế với giá và tiến độ thực hiện, coi tiến độ là một nội dung của giải pháp kỹ thuật để cho điểm là không phù hợp. khí kiểm soát trong quản lý hợp đồng, phát sinh thủ tục trong đấu thầu . Do vậy phương pháp này đã không phù hợp thứ ba có thể vận dụng với gói thầu có hiệp ước thỏa thuận với nhà tài trợ, đồng thời cũng có thể vận dụng với trường hợp có ít thời gian tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khi xét giá dự thầu, giá đánh giá mà không căn cứ từ các nội dung kê khai của giải pháp kỹ thuật là không thực tế. Vì trong giải pháp kỹ thuật có nhiều nội dung liên quan tới giá dự thầu, tới tiến độ. Với giải pháp kỹ thuật nào của nhà thầu thì sẽ có tiến độ thực hiện và giá tương ứng.