Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thực tại và lịch sử bao giờ cũng có một khoảng cách. Đó là khoảng cách giữa cái hiện thực và cái phản ánh hiện thực ấy. Các nhà sử học luôn luôn có tham vọng rút ngắn cái khoảng cách ấy để làm sao các tác phẩm sử học phản ánh tương đối sát hợp với hiện thực và quy luật của sự phát triển của xã hội mỗi nước, mỗi dân tộc. | Một cách tiếp cận về lịch sử văn hoá Việt Nam GS. TS. NGÔ ĐỨC thịnh Viện Nghiên cứu văn hoá Thực tại và lịch sử bao giờ cũng có một khoảng cách. Đó là khoảng cách giữa cái hiện thực và cái phản ánh hiện thực ấy. Các nhà sử học luôn luôn có tham vọng rút ngắn cái khoảng cách ấy để làm sao các tác phẩm sử học phản ánh tương đối sát hợp với hiện thực và quy luật của sự phát triển của xã hội mỗi nước mỗi dân tộc. Tuy nhiên cái khoảng cách ấy như thế nào là còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hai yếu tố cơ bản đó là 1 Quan điểm nhìn nhận và đánh giá lịch sử của bản thân các nhà sử học và 2 Phương pháp tiếp cận của các nhà nghiên cứu lịch sử. Bài viết này của tôi đề cập tới không phải là lịch sử nói chung mà là lịch sử văn hoá từ góc độ phương pháp tiếp cận của người nghiên cứu. I. Về một PHƯơNg pháp tiếp cận lịch sử văn hoá của các nhà nghiên cứu VIỆT NAM trong thế kỉ XX Năm 1973 trong hồi kí Nhớ nghĩ chiều hôm khi nhắc lại thời kì viết Việt Nam văn hoá sử cương 1938 Giáo sư Đào Duy Anh có nói về quan niệm nghiên cứu lịch sử văn hoá Việt Nam của ông như sau Suy nghĩ về ý kiến xung quanh khái niệm văn hoá tôi thấy rằng theo quan niệm cho văn hoá là cái gì thường tồn hay bán thường tồn rất khó nghiên cứu lịch sử của nó nếu không nuốn rơi vào một cuộc nghiên cứu loại hình có vẻ mô tả tĩnh vật. Nhưng nếu theo quan niệm cho văn hoá dân tộc là bao gồm những giá trị do dân tộc đã sáng tạo ra trong lịch sử thì tôi thấy trước khi muốn nghiên cứu lịch sử của cái tổng thể NĐT nhấn mạnh ấy thì nên nghiên cứu lịch sử của từng giá trị NĐT nhấn mạnh tức nghiên cứu lịch sử của kĩ thuật lịch sử của tôn giáo lịch sử của triết học lịch sử của mỗi môn nghệ thuật lịch sử của mỗi môn khoa học. Vì thế sau khi do nhu cầu thực tế trước mắt tôi phải viết sách Việt Nam văn hoá sử cương để trình bày một số tài liệu sống sượng cho mỗi người tuỳ tiện mà dùng thì với trình độ đòi hỏi của công chúng ngày nay và trình độ nghiên cứu các vấn đề chuyên sử tức vào những năm 30 của thế kỉ này - NĐT .