Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Một là, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước trở thành truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam. Hai là, sự tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. | Tinh thần dân tộc, sức mạnh của dân tộc là điểm tựa vững chắc cho mọi quyết sách mà ông cha ta bao đời vận dụng để đánh thắng mọi kẻ thù luôn lớn hơn mình gấp bội. Đó là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Biết cách khai thác và phát huy truyền thống tốt đẹp đó thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh thắng. Xa rời truyền thống đó vì bất cứ lý do nào cũng đưa đến những hậu họa mà di hại sẽ khó lường. Chính vì nhận rõ bài học đó mà từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, trên con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã xác định thật tường minh: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Chính vì kiên trì quan điểm đó trong suốt mọi chặng đường thử thách gian nguy của đất nước và của chính bản thân mình mà Nguyễn Ái Quốc đã trở thành Hồ Chí Minh. Thực hiện được đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của dân tộc, biến nó thành động lực vĩ đại trong sự nghiệp cứu nước và dựng nước vì “Hồ Chí Minh là người khơi dậy những tiềm năng bị chôn vùi, phát huy những sức mạnh sẵn có, làm nảy nở những cái mới, cái hay, cái đẹp của cả dân tộc và trong mỗi con người” (Phạm Văn Đồng).