Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Báo cáo "Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước" điểm lại quan điểm của Đảng CSVN và sự thay đổi quan niệm đó trong thời gian qua đã có những thay đổi quan trọng về quan niệm và khu vực kinh tế nhà nước đã có sự dịch chuyển theo hướng cải thiện. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu. | Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước? Nguyễn Quang A* Viện IDS Báo cáo điểm lại quan điểm “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” của Đảng CSVN và sự thay đổi quan niệm đó trong thời gian qua. Đã có những thay đổi quan trọng về quan niệm và khu vực kinh tế nhà nước đã có sự dịch chuyển theo hướng cải thiện. Tuy nhiên, do muốn kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nên nguồn lực (vốn đầu tư, vốn kinh doanh, tài nguyên, đặc quyền kinh doanh, ) đã được phân bổ quá ưu đãi cho khu vực này, khiến ràng buộc ngân sách của chúng mềm, không buộc chúng phải cạnh tranh khốc liệt, thiếu những khuyến khích đúng nên hiệu quả hoạt động kém. Dựa vào số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê (CSO) và những kết quả khảo sát của các viện và trung tâm nghiên cứu của nhà nước, chúng tôi điểm lại khu vực kinh tế này sử dụng bao nhiêu nguồn lực quốc gia và tạo ra thành tích thế nào. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao (trên dưới một nửa) trong tổng đầu tư xã hội; khu vực này chiếm từ 53% đến 67% vốn kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp; có tài sản cố định cao hơn tài sản cố định của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước. Nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP không cân xứng chỉ ở mức 37-39%; các doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo công ăn việc làm cho khoảng 4,4% tổng số lao động (chiếm 28% số lao động trong khu vực doanh nghiệp) và vài năm lại đây không tạo ra việc làm mới; chỉ đóng góp từ 25% đến 34% sản lượng công nghiệp; đóng góp không đáng kể cho nông lâm ngư nghiệp và thương mại nội địa; và có nhiều khả năng là khu vực nhập siêu lớn nhất và liên tục suốt hàng chục năm. Đấy là những con số thống kê biết nói về sử dụng nguồn lực và thành tích của khu vực kinh tế giữ vai trò “chủ đạo”. Sự kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế vĩ mô, tăng lạm phát. Đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước. Ý tưởng về có các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn mà nhà nước đầu tư và