Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái hoa mai Mười năm xuôi ngược giao du cốt tìm thanh kiếm cổ Một đời chỉ cúi đầu vái lạy trước hoa mai Cụ Chu Thần, tức Cao Bá Quát, một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam, người tự phụ riêng mình chiếm đến hai trong bốn bồ chữ của thiên hạ, đã thốt lên hai câu thơ trên. Hoa mai có những đặc tính nào mà đã dành được sự tôn kính của nhà nho kiêu ngạo, từng xem khinh cả. | MÙA XUÂN NÓI CHUYỆN HOA MAI Nguyễn Ngọc Bảo (Báo Ngày Nay, số Xuân 2004, phát hành tại Houston) Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái hoa mai Mười năm xuôi ngược giao du cốt tìm thanh kiếm cổ Một đời chỉ cúi đầu vái lạy trước hoa mai Cụ Chu Thần, tức Cao Bá Quát, một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam, người tự phụ riêng mình chiếm đến hai trong bốn bồ chữ của thiên hạ, đã thốt lên hai câu thơ trên. Hoa mai có những đặc tính nào mà đã dành được sự tôn kính của nhà nho kiêu ngạo, từng xem khinh cả vua lẫn quan như vậy? Có thể nói, trong các loài cây, kể cả cây có hoa hay không, mai là loài được ưa chuộng nhất từ xưa đến nay. Người đời thường bị quyến rũ bởi sự tương phản của mai: Tuy có thân và cành gầy guộc, có hoa mỏng manh, và mang hương thơm dịu dàng, thanh khiết, nhưng ở bên trong mai là cả một sự kiêu dũng. Chính sự kiêu dũng này đã giúp mai vượt qua được mưa gió sương hàn của mùa đông để đơm hoa kết nụ khi xuân về. Các nhà nho xem mai là tấm gương cho loài người về sự hòa hợp giữa chữ Nhẫn và chữ Dũng. Đã kiêu dũng, có hương thơm, lại nở sớm nhất trong các loại hoa xuân nên mai được tôn phong địa vị bách hoa khôi. Mai được gộp chung với tùng và trúc thành bộ "tam hữu". Sư gộp chung này bắt nguồn từ sách Luận ngữ: "Ích giả tam hữu: hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn” (bạn có ích gồm ba hạng: ngay thẳng, rộng lượng, và hiểu biết nhiều). Người xưa thường ví von ba loại cây này là ngự sử mai, trượng phu tùng, và quân tử trúc. Ngoài ra, mai còn được kết hợp với lan, cúc, và trúc thành bộ tứ quý để biểu tượng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong thơ văn, mai thường được dùng để ví von cho phẩm chất của người quân tử. Đối với cụ Chu Thần, có lẽ trong suốt quãng đời bôn ba khắp chốn để cầu cổ kiếm (hay để xây dựng nghiệp bá vương?), cụ không hề gặp bậc chính nhân quân tử nào có cốt cách như "mai ngự sử". Vì vậy, theo thiển ý, "nhất sinh đê thủ bái hoa mai" là lời xưng tụng của cụ dành cho loại bách hoa khôi, đồng thời cũng hàm ý .