Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Điểm chính yếu của loạt bài này thật ra bắt nguồn và xoay quanh ở chỗ đặt một câu hỏi đối với những nền tảng cơ bản các nhà nghiên cứu hoặc các học giả vẫn thường xuyên xử dụng từ trước đến giờ. Theo thiển ý, tất cả những công trình nghiên cứu đều dựa trên những nền tảng cơ bản hay cơ sở lí luận, thường gọi nôm na là 'tiền đề', rồi xây dựng trên đó những thao tác lý luận, phân tích và tổng hợp, dùng các dữ kiện sẵn có, hoặc mới tìm tòi được, và theo tinh thần khoa. | Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (11): Tản mạn về Tiền đề Nguyên Nguyên Điểm chính yếu của loạt bài này thật ra bắt nguồn và xoay quanh ở chỗ đặt một câu hỏi đối với những nền tảng cơ bản các nhà nghiên cứu hoặc các học giả vẫn thường xuyên xử dụng từ trước đến giờ. Theo thiển ý, tất cả những công trình nghiên cứu đều dựa trên những nền tảng cơ bản hay cơ sở lí luận, thường gọi nôm na là 'tiền đề', rồi xây dựng trên đó những thao tác lý luận, phân tích và tổng hợp, dùng các dữ kiện sẵn có, hoặc mới tìm tòi được, và theo tinh thần khoa học, càng khách quan càng tốt. Nhân dịp viết loạt bài này, chúng tôi phát hiện được rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm tòi - phương Đông cũng như phương Tây - đã mặc nhiên tiếp diễn từ đời này sang đời khác, mà không bao giờ khắt khe xem xét lại nền tảng cơ bản, hay tiền đề, đã được dùng để xây dựng mớ suy luận dẫn đến kết quả các công trình đó. Một điểm khác: Có vẻ như mục tiêu chính của tiến trình khoa học là tổng quát hoá vấn đề, thiết lập nên một số định luật nào đó giải thích cho một hiện tượng. Rất tiện, rất hay. Nhưng đôi khi, công việc tổng quát hoá một vấn đề cũng có thể đưa mọi người vào cái vòng lẩn quẩn, mê hồn trận. Nhất là khi luôn luôn dựa vào các tiền đề sẵn có. Xin thử quan sát một vài khía cạnh về tiền đề như sau. 1. Câu chuyện di dân thời tiền sử Đa số những thuyết về nguồn gốc dân tộc, từ Mã Lai đến Myanmar, từ Phi-líp-pin đến các dân đa đảo Pô-li-nê-ziên, đều do những nhà khoa học Tây phương đề ra. Bắt nguồn sâu xa từ làn sóng đi tìm và xâm chiếm đất dân da màu làm thuộc địa ở vài thế kỉ trước. Sau này, có thêm những nhà khoa học Á Châu được huấn luyện ở Âu Mỹ và mang học vị từ các đại học phương Tây. Dường như có bao nhiêu nhà khoa học tên tuổi, là có bấy nhiêu lí thuyết khác nhau. Thông thường, họ ưa truy tầm một nguồn gốc đâu đó rồi mở cửa cho dân chúng tràn ra di tản về một địa điểm khác. Thí dụ, đối với dân đa đảo, chúng ta thường nghe đến thuyết 'Xuất phát từ Đài Loan'. Theo đó, dân Á Châu từ đảo .