Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
"Vào thời các đô đốc" (au temps des Amiraux) - như người Pháp ở Nam Kỳ xưa thường nói, nghĩa là vào những năm đầu khi Sài Gòn vừa bị đánh chiếm và còn nằm dưới quyền cai trị của các đô đốc, thì Hải quân Pháp đã bắt đầu cho trồng hàng loạt cây me ven các đường sá kể từ khoảng 1863-1865, tuy lúc ấy đường phố vẫn chưa có vỉa hè (mãi đến khoảng năm 1873 mới bắt đầu làm các vỉa hè), "Những cây me của các đô đwốc" - có người gọi như vậy - | Cây xanh trên đường phố Sài Gòn "Vào thời các đô đốc" (au temps des Amiraux) - như người Pháp ở Nam Kỳ xưa thường nói, nghĩa là vào những năm đầu khi Sài Gòn vừa bị đánh chiếm và còn nằm dưới quyền cai trị của các đô đốc, thì Hải quân Pháp đã bắt đầu cho trồng hàng loạt cây me ven các đường sá kể từ khoảng 1863-1865, tuy lúc ấy đường phố vẫn chưa có vỉa hè (mãi đến khoảng năm 1873 mới bắt đầu làm các vỉa hè), "Những cây me của các đô đwốc" - có người gọi như vậy - đã chứng kiến và đánh dấu những năm tháng đầu tiên của nhà cầm quyền thực dân trên đất Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ, và đến giờ vẫn còn in bóng mát trên nhiều đường phố Sài Gòn. Có lẽ vì quá sợ cái nắng oi bức của vùng nhiệt đới, nên lúc đầu người Pháp cho trồng rất dày, cứ 5 mét một cây dọc theo vệ đường. Ở hai bên bờ kênh Charner (nay là đại lộ Nguyễn Huệ), kể từ năm 1870 cây me mới được trồng lấn ra dần dần theo nhịp độ lấp từng đoạn con "kênh lớn" này. Lúc đó, trồng cây gì cũng phải do Hội đồng thành phố Sài Gòn (bao gồm chủ yếu là người Pháp) xem xét và biểu quyết. Riêng ở đường Catinat (nay là Đồng Khởi), người ta đã trồng đủ loại cây, và một trong những điều hấp dẫn du khách đi bộ qua con đường trung tâm này chính là không khí mát dịu dưới những tán lá. Còn ở những con đường khác, về sau, ngoài cây me, người ta cũng trồng những cây khác, như cây phượng và cây bàng. Nhưng đến năm 1895, do nhận thấy tán lá thưa của cây phượng không cho bao nhiêu bóng mát suốt thời gian dài trong năm, nên Hội đồng thành phố đã quyết định cho hạ loại cây này trên đường Taberd (nay là đường Nguyễn Du) để dành chỗ cho cây me phát triển. Đồng thời, họ cũng cho chặt bỏ các cây bàng trong toàn thành phố, vì rễ loại cây này thường làm bật vỉa hè, lá và quả rụng làm dơ bẩn đường phố liên tục; nhưng họ quyết định không chặt hết ngay một lúc, mà thay thế dần với tốc độ 1/6 số cây này hàng năm. Sau vài chục năm, cây cối ven đường phố chẳng bao lâu trở nên um tùm, rậm rạp đến mức kiến nhiều người lo lắng đến vấn đề vệ sinh môi trường và đề nghị phải chặt bớt. Ngay những hàng me ở đường Catinat (nay là Đồng Khởi) cũng hai lần suýt bị hạ sau những cuộc tranh cãi kịch liệt trong Hội đồng thành phố giữa những người muốn giữ lại và những người muốn chặt bỏ (năm 1903 và năm 1912). ". Tôi không biết các ông có thấy những tấm hình chụp từ nóc Nhà thờ Sài Gòn (tức Nhà thờ Đức Bà) hay không; cảnh đập vào mắt là cả một khu rừng thực thụ, vì người ta chỉ thấy toàn là cây cối. Thành phố Sài Gòn đang sống trong một khu rừng, vừa ẩm ướt, vừa không có ánh mặt trời lọt xuống đường sá. Có thể nói là một số con đường không bao giờ khô rá trong suốt 8 tháng liền trong năm; người ta ngửi thấy một thứ không khí của rừng già, vốn chắc chắn sẽ làm sinh sôi đủ mọi thứ mầm mống dịch bệnh truyền nhiễm. Điều này hiển nhiên là trái ngược với hoàn toàn với vệ sinh. Đó là những lời lẽ hùng hồn của một ủy viên trong Hội đồng thành phố, khi phát biểu để đề nghị chặt bới cây cối trong thành phố theo tỷ lệ một trên hai cây. Quả thực lúc ấy, người ta ghi nhận nhà cửa ở nhiều nơi có hiện trượng bị ngấm ẩm nặng nề, như ở đường Blancsubé (nay là Phạm Ngọc Thạch, đoạn từ Nhà thờ Đức Bà tới Công trường Quốc tế tới đường Võ Thị Sáu), hay đường Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng). Cuối cùng, trong một phiên họp năm 1912, Hội đồng thành phố cũng đã đồng ý cho chặt bớt, và khoảng cách trồng cây trên các đường phố kể từ đó là 10 mét, chứ không còn là 5 mét như trước nữa. (TBKTSG - 17.9.1998)