Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
| Ngân Hàng 46A_ Ngân Hàng – Tài Chính 1. Bộ đề thi hết môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ Phần I: Câu hỏi lựa chọn 1. Mức độ thanh khoản của một tài sản được xác định bởi: a) Chi phí thời gian để chuyển tài sản đó thành tiền mặt. b) Chi phí tài chính để chuyển tài sản đó thành tiền mặt. c) Khả năng tài sản có thể được bán một cách dễ dàng với giá thị trường. d) Cả a) và b). e) Có người sẵn sàng trả một số tiền để sở hữu tài sản đó. TL: d) theo định nghĩa về “Liquidity” 2. Trong nền kinh tế hiện vật, một con gà có giá bằng 10 ổ bánh mỳ, một bình sữa có giá bằng 5 ổ bánh mỳ. Giá của một bình sữa tính theo hàng hoá khác là: a) 10 ổ bánh mỳ b) 2 con gà c) Nửa con gà d) Không có ý nào đúng TL: c) 3. Trong các tài sản sau đây: (1) Tiền mặt; (2) Cổ phiếu; (3) Máy giặt cũ; (4) Ngôi nhà cấp 4. Trật tự xếp sắp theo mức độ thanh khoản giảm dần của các tài sản đó là: a) 1-4-3-2 b) 4-3-1-2 c) 2-1-4-3 d) Không có câu nào trên đây đúng TL: d) 4. Mức cung tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi tốt nhất là: a) M1. b) M2. NGÂN HàNG 46A Ngân Hàng 46A_ Ngân Hàng – Tài Chính c) M3. d) Vàng và ngoại tệ mạnh. e) Không có phương án nào đúng. TL: a) vì M1 là lượng tiền có tính thanh khoản cao nhất. 5. Mệnh đề nào không đúng trong các mệnh đề sau đây a) Giá trị của tiền là lượng hàng hoá mà tiền có thể mua được b) Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ c) Lạm phát là tình trạng giá cả tăng lên d) Nguyên nhân của lạm phát là do giá cả tăng lên TL: d) cả 2 yếu tố cùng nói về 1 hiện tượng là lạm phát 6. Điều kiện để một hàng hoá được chấp nhận là tiền trong nền kinh tế gồm: a) Thuận lợi trong việc sản xuất ra hàng loạt và dễ dàng trong việc xác định giá trị. b) Được chấp nhận rộng rãi. c) Có thể chia nhỏ và sử dụng lâu dài mà không bị hư hỏng. d) Cả 3 phương án trên. e) Không có phương án nào đúng. TL: d) theo luận điểm của F. Minshkin (1996), Chương 2. 7. Mệnh đề nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của chế độ bản vị vàng? a) Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng. b) Tiền