Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ngồi chung chuyến bay chúng tôi một già một trẻ không hiểu thân nhau tự lúc nào. Chúng tôi trao đổi cho nhau từ chuyện này qua chuyện khác. Tôi là một kỷ sư điện toán phần mềm còn ông lại không ngờ là một Thầy Ðịa lý. | Một hôm vào buổi chiều trời đã xế nắng sau khi lội bì bõm qua một cánh đồng lúa xanh vì và phập phồng vin tay qua cầu khỉ cheo leo chúng tôi đặt chân lên một cuộc đất với giòng nước ôm quanh. Nơi đây là một cái gò nằm giữa cánh đồng cây cối um tùm xum xê, nào vườn táo, nào luống bắp, nương ngô, kia rặng chôm chôm, nọ luống xoài cát v.v Cũng may chúng tôi gặp ngay người chủ vườn và sau khi trò truyện khoảng 1 giờ thì trời sắp tối. Chúng tôi xin hẹn ngày mai sẽ trở lại và được họ chỉ cho về bằng lối bờ ruộng trước mặt để tránh lầy lội. Chúng tôi vừa đi vừa ngoái trông lại cái gò đất mới phát hiện lòng như lưu luyến chẳng muốn về. Bất giác một tia sáng lóe ra tíc tắc trong đầu ngay lúc đấy chúng tôi tự nhiên biết được huyệt nằm ở đâu và hướng của huyệt quay về đâu. Trực giác bén nhậy này chúng tôi chưa từng cảm thấy trong các lần tìm huyệt trước trong chuyến đi. Hôm sau trở lại khi đứng tại huyệt trường chúng tôi ngạc nhiên các chứng ứng của huyệt rất phù hợp một cách toàn thể như được đúc khuôn. Minh đường là cánh đồng lúa mênh mông xa mãi đến bờ sông; Án gồm cận án là đám ruộng cao trông tựa lưng con rùa phơi mình trên cánh đồng, viễn án là hai ngọn đồi sát nhau hình như lưng con lạc đà hay gọi là thiên mã. Tay long là một dẫy núi dài bên tay trái hình cong cong như lưỡi liềm mà đầu lưỡi liềm lại có một ngọn núi trông như một kim tự tháp nhỏ thường gọi là bút đứng hay bút lập. Tay hổ là dẫy núi hình móc câu trông như cổ con vịt quay đầu vùng vẫy trong giòng nước. Nơi đây cũng chính là Nhập Thủ Long để dẫn khí mạch đến vùng đất kết. Nhập thủ sinh động như thế thật là hiếm thấy. Bên cạnh phía ngoài tay hổ cũng có một ngọn núi nhọn và như thế hai bên tay lòng tay hổ đều có bút đứng. Cụ Tả Ao có câu “Bút lập là bút Trạng Nguyên. Bút thích giác điền là bút Thám hoa.” Chúng tôi rất ngạc nhiên vì cuộc đất có một bút đứng hay văn phong (núi chủ về văn học) đã là hiếm mà ngôi đất này lại có cả hai. Ngoài ra còn có nào là Thiên mã và gò đồng rất nhiều trên tay long tay hổ cũng như chẩm phía sau huyệt. Có thể áp dụng những câu thơ của cụ Tả Ao vào trường hợp này.