Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ma sát là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mài mòn của các chi tiết máy, gây nên sự biến đổi theo chiều hướng xấu tính năng kỹ thuật của các bộ phận của động cơ. Sự mài mòn là hậu quả của quá trình thay đổi dần dần kích thước của các chi tiết có chuyển động tương quan với nhau chiệu tác động của ma sát, thể hiện ở sự phân hoá vật liệu từ các bề mặt ma sát. Còn cường độ hao mòn là kết quả của sự mài mòn thể hiện ở sự thay. | -1- Chương 7 Các giai đoạn mài mòn của cặp ma sát Ma sát là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mài mòn của các chi tiết máy gây nên sự biến đổi theo chiều hướng xấu tính năng kỹ thuật của các bộ phận của động cơ. Sự mài mòn là hậu quả của quá trình thay đổi dần dần kích thước của các chi tiết có chuyển động tương quan với nhau chiệu tác động của ma sát thể hiện ở sự phân hoá vật liệu từ các bề mặt ma sát. Còn cường độ hao mòn là kết quả của sự mài mòn thể hiện ở sự thay đổi kích thước nguyên thuỷ của các chi tiết máy. Đó là một quá trình không thuận nghịch. Độ mài mòn diễn biến tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng và điều kiện sử dụng của động cơ. Quan hệ của chúng được giới thiệu trên hình 1.9. Hình 1.9 Các giai đoạn mài mòn của cặp ma sát -2- Từ hình 1.9 cho ta thấy Trong thời gian sử dụng thứ nhất Ln giai đoạn I các chi tiết máy mòn rất nhanh do quá trình làm việc rà khít các bề mặt ma sát điểm 1 và 1 . Sau giai đoạn rà khít các bề mặt làm việc rất ổn định khe hở hầu như không tăng lên bao nhiêu suốt trong thời gian sử dụng khá dài LH giai đoạn II . Trong thời gian sử dụng này khe hở tăng chậm và điều đặn. Từ bb đến cc -30- điểm 2 và 2 khe hở cc là khe hở giới hạn. Giai đoạn II này dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm tiến hành chuẩn đoán trạng thái kỹ thuật và vào mức độ hoàn thiện của công tác bảo dưỡng kỹ thuật một và hai. Thời gian sử dụng LH ứng với giai đoạn II này được gọi là hành trình giữa hai kỳ sửa chửa. Giai đoạn III được đặc trưng bằng sự bào mòn rất nhanh dẫn đến sự hư hỏng hoàn toàn của các chi tiết máy. Trong quá trình này ảnh hưởng của tải trọng động của chế độ nhiệt của điều kiện bôi trơn v.v. rất lớn. Do hậu quả của mài mòn độ côn độ ôvan v.v. tăng lên rất nhanh không còn khả năng điều chỉnh. Các quá trình biến đổi cơ - lý thuỷ khí nhiệt hoá và điện hoá xảy ra rất nhanh và rất nghiêm trọng phá hoại toàn bộ tính năng sử dụng của động cơ. Vì vậy khi đã hết giai đoạn II bắt buộc phải sửa chửa động cơ. Sự thay đổi trạng thái kỹ thuật của các