Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội" tập trung làm rõ quá trình nhận thức của Đảng về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu ngay khi Đảng mới ra đời, từng bước bổ sung, điều chỉnh linh hoạt trong mỗi giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước và thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Trần Thúy Hiền Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng Tác giả liên hệ Trần Thúy Hiền email thuyhienhoa@yahoo.com Tóm tắt Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện thực tiễn đất nước. Điều này thể hiện trong nhận thức của Đảng về việc xác định nhiệm vụ phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Quá trình nhận thức của Đảng về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản bắt đầu ngay khi Đảng mới ra đời từng bước bổ sung điều chỉnh linh hoạt trong mỗi giai đoạn cách mạng đặc biệt trong công cuộc đổi mới phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước và thế giới. Sự kết hợp lý luận và thực tiễn làm cho nhận thức của Đảng về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Từ khóa nhận thức của Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội mô hình chủ nghĩa xã hội con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1. MỞ ĐẦU Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trước sự xâm lược của thực dân Pháp nhiều phong trào yêu nước gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau đã liên tục diễn ra nhưng đều thất bại nguyên nhân là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn mục tiêu đấu tranh không rõ ràng không tập hợp được lực lượng toàn dân sai lầm trong phương pháp đấu tranh và thiếu một tổ chức cách mạng lãnh đạo. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước đúng đắn con đường đó phải giải quyết yêu cầu cơ bản của sự nghiệp cách mạng là giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp. Trải qua gần 10 năm tìm đường cứu nước 1911 - 1920 nghiên cứu thực tiễn cách mạng ở các nước tư bản các nước thuộc địa trên thế giới Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản Hồ 2011 30 Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc cả hai cuộc giải phóng .