Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Quách Tấn, Quách Giao Nhà Tây Sơn ANH HÙNG NGHĨA SĨ GIÚP NHÀ TÂY SƠN DỰNG NGHIỆP Vừa dựng cờ khởi nghĩa, nhà Tây Sơn đã được nhiều anh hùng nghĩa sĩ xa gần phò tá. | Quách Tấn Quách Giao Nhà Tây Sơn ANH HÙNG NGHĨA SĨ GIÚP NHÀ TÂY SƠN DỰNG NGHIỆP Vừa dựng cờ khởi nghĩa nhà Tây Sơn đã được nhiều anh hùng nghĩa sĩ xa gần phò tá. Bên võ có - Võ Văn Dũng Bùi Thị Xuân Trần Quang Diệu được anh em Tây Sơn Vương coi như cật ruột. - Nguyễn Văn Tuyết Võ Đình Tú Nguyễn Văn Lộc Lê Văn Hưng được coi như tay chân. - Nhưng Huy và Tứ Linh là hai tay lục lâm mới quy thuận lòng dạ chưa lường được nhưng võ nghệ cao cường nên vẫn được trọng dụng. Tất cả đều là tướng tài. Mỗi người có một môn sở trường vô địch. Võ Văn Dũng người thôn Phú Phong huyện Tuy Viễn Bình Khê . Nhà giàu. Rước thầy về học văn học võ từ nhỏ đến lớn. Học văn thì tối. Còn học võ thì dạy đâu nhớ đó mỗi năm phải rước một thầy mới để thay. Đến 20 tuổi theo người buôn ngựa vào Phú Yên. Duyên may gặp được lão trượng họ Lương giòng dõi Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa dạy cho môn trường kiếm và môn đoản đao dạy cách đánh trên đất cách đánh ngựa lúc dùng một món lúc dùng cả đôi. Về nhà Võ Văn Dũng tập luyện ngót năm năm trời mới thành thục. Nhớ lời thầy dặn Học võ là để phòng thân và dẹp nỗi bất bình khi gặp chớ không phải để đấu sức khoe tài. Võ giấu kín nghề riêng. Cho nên ngoài Nguyễn Nhạc là bạn cố giao khách võ lâm không mấy ai biết Võ thuộc hàng cao thủ. Bùi Thị Xuân con của Bùi Đắc Chí gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú người thôn Xuân Hòa một thôn nằm về phía đông Phú Phong 21 vừa có sức mạnh vừa có sắc đẹp. Nữ công khéo chữ viết đẹp. Nhưng thích làm con trai thích múa kiếm đi quyền. Nghe kể chuyện bà Trưng bà Triệu cỡi voi đánh giặc Bùi Thị Xuân náo nức muốn được theo gương bà Triệu bà Trưng. Còn những chuyện Tô Tiểu Muội cùng chồng xướng họa chuyện bà Mạnh Quang cử án tề mi thì Bùi Thị Xuân cho là nhảm nhí. Lúc nhỏ đi học thường mặc áo con trai. Lớn lên tự chế kiểu áo các nữ hiệp vẽ trong sách mà mặc. Cha mẹ chiều con không nỡ lời trách cứ. Còn tiếng chê khen của người ngoài thì Bùi Thị Xuân không bận tâm. Năm 12 tuổi Bùi Thị Xuân đến trường học chữ. Một hôm anh em giễu cợt ra cho nhau câu