Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Hydrogel dạng tiêm trên cơ sở alginate và pluronic với các hợp chất hoạt tính sinh học theo yêu cầu để tái tạo mô chuyên biệt" là phát triển các hydrogel dạng tiêm trên tính năng nhạy cảm nhiệt từ việc kết hợp polysaccharide, alginate và polymer nhạy nhiệt, pluronic F127 tạo môi trường vi mô phù hợp để hướng dẫn tế bào, nhằm điều phối sự hoàn thiện quá trình sửa chữa mô tổn thương. Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả hướng dẫn, các tín hiệu sinh học (hợp chất tự nhiên - resveratrol, axit amin - arginine hoặc hạt nano vô cơ - thủy tinh sinh học) được bổ sung làm chất điều chỉnh tín hiệu trong các hệ hydrogel nhằm phát huy hiệu quả của các vật liệu này trong tái tạo mô (chữa lành vết thương và chữa lành xương). | BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đặng Thị Lệ Hằng HYDROGEL DẠNG TIÊM TRÊN CƠ SỞ ALGINATE VÀ PLURONIC VỚI CÁC HỢP CHẤT HOẠT TÍNH SINH HỌC THEO YÊU CẦU ĐỂ TÁI TẠO MÔ CHUYÊN BIỆT TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỮU CƠ Bộ môn Hóa sinh Hữu cơ Mã số 9 44 01 14 Thành phố Hồ Chí Minh- 2023 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1. Người hướng dẫn . Trần Ngọc Quyển PGS.TS Viện Khoa học Vật liệu ứng Dụng 2. Người hướng dẫn . . Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi . giờ ngày . tháng . năm . Có thể tìm hiểu luận án tại 1. Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Động lực nghiên cứu tầm quan trọng của hydrogel nhạy nhiệt nhiệt trong kỹ thuật mô và thách thức Mục tiêu chính trong lĩnh vực kỹ thuật mô xoay quanh việc phục hồi các mô bị tổn thương. Nỗ lực này đòi hỏi phải có sự kết nối đa ngành bao gồm sinh học tế bào hóa sinh và vật liệu 1-2 . Thông qua hiểu biết về khả năng tự phục hồi của mô sau tổn thương định hướng tiếp cận tạo mô thay thế mô tổ thương đã trở thành kim chỉ nam trong kỹ thuật mô 1 . Với liệu pháp này vật liệu sinh học được phát triển để hỗ trợ cho quá trình tái tạo mô còn được gọi là liệu pháp tái tạo mô in situ 3 . Cụ thể vật liệu sinh học được thiết kế mang các tín hiệu sinh học đóng vai trò là đèn hiệu dẫn đường hướng dẫn tế bào gốc nội sinh hoặc tế bào gốc đến vị trí mô bị tổn thương và thúc đẩy quá trình sửa chữa các mô bị tổn thương 1-3 . Trong suốt quá trình này vật liệu sinh học cung cấp một cấu trúc giàn giáo tạo điều kiện thuận lợi cho sự bám dính và di chuyển của tế bào gốc và tế bào tiền thân của vật chủ cuối cùng điều khiển sự biến đổi của chúng thành các loại tế bào chuyên biệt .