Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Để ước tính trữ lượng nguồn lợi hải sản tầng đáy ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Ninh Thuận làm cơ sở cho việc phân bổ hạn ngạch khai thác, phương pháp diện tích đã được sử dụng. Nghiên cứu đã thực hiện 4 chuyến khảo sát bằng tàu lưới kéo tại 30 trạm trong hai mùa gió Tây Nam và Đông Bắc trong năm 2022 và 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất khai thác biến động lớn giữa các trạm khảo sát. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4 2023 https doi.org 10.53818 jfst.04.2023.176 ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG TỨC THỜI NGUỒN LỢI HẢI SẢN TẦNG ĐÁY BẰNG PHƯƠNG PHÁP DIỆN TÍCH CHO VÙNG BIỂN NINH THUẬN ESTIMATING THE STANDING BIOMASS OF DEMERSAL FISH IN NINH THUAN WATERS BY SWEPT AREA METHOD Nguyễn Lâm Anh Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản Trường Đại học Nha Trang Email anhnl@ntu.edu.vn Ngày nhận bài 12 10 2023 Ngày phản biện thông qua 11 12 2023 Ngày duyệt đăng 15 12 2023 TÓM TẮT Để ước tính trữ lượng nguồn lợi hải sản tầng đáy ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Ninh Thuận làm cơ sở cho việc phân bổ hạn ngạch khai thác phương pháp diện tích đã được sử dụng. Nghiên cứu đã thực hiện 4 chuyến khảo sát bằng tàu lưới kéo tại 30 trạm trong hai mùa gió Tây Nam và Đông Bắc trong năm 2022 và 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất khai thác biến động lớn giữa các trạm khảo sát. Năng suất khai thác ở vùng lộng cao hơn vùng biển ven bờ năng suất khai thác trong mùa gió Tây Nam cao hơn trong mùa gió Đông Bắc. Mật độ phân bố nguồn lợi hải sản tầng đáy cũng biến thiên khá lớn giữa các trạm khảo sát và tập trung chủ yếu ở vùng lộng. Mật độ nguồn lợi trong mùa gió Tây Nam cao hơn trong mùa gió Đông Bắc. Trữ lượng tức thời hải sản tầng đáy của vùng biển Ninh Thuận ước tính đạt 6.088 tấn trong đó trữ lượng vùng ven bờ chiếm 9 5 576 tấn còn lại chủ yếu là trữ lượng ở vùng lộng chiếm 90 5 5.512 tấn . Từ khóa năng suất khai thác mật độ phân bố phương pháp diện tích trữ lượng tức thời vùng biển Ninh Thuận ABSTRACT In order to estimate the biomass of demersal fish in Ninh Thuan waters to support allocating exploitation quotas the area method was used. Four survey trips by trawler were conducted at 30 stations during the Southwest and Northeast monsoon seasons in 2022 and 2023. Research results pointed out the catch-per-unit- effort CPUE fluctuated greatly between survey stations. CPUE in inshore areas is higher than in coastal areas CPUE in the southwest monsoon season is .