Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án hướng đến việc chỉ ra những nét độc đáo, đổi mới của thể chân dung văn học trong tương quan với các đổi mới của văn học Việt Nam kể từ sau Đổi mới. Luận án vừa đem lại một góc nhìn đa chiều nhiều diện hơn về thể chân dung văn học, đồng thời góp phần nhận diện giá trị của thể này trong tiến trình phát triển lịch sử văn học Việt Nam nói chung và văn học đương đại Việt Nam nói riêng. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ CẨM NHUNG THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN Ngành VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số 9 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC 1 Hà Nội - 2024 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. PHẠM PHƯƠNG CHI Phản biện 1 PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn Phản biện 2 PGS.TS. Trần Khánh Thành Phản biện 3 PGS.TS. Đỗ Lai Thúy Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội Vào hồi . giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Học viện Học viện Khoa học xã hội Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đến nay thể chân dung văn học phát triển rất mạnh. Rất nhiều nhà văn nhà thơ nhà phê bình tham gia viết từ nhiều góc nhìn khác nhau. Với sự ra đời ngày càng đa dạng thể chân dung văn học đã có đóng góp lớn trong việc giúp người đọc khám phá hiểu sâu hơn về đời sống của nhà văn và những sáng tác của họ từ đó nắm bắt đầy đủ hơn diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại. Với những đóng góp đó thể chân dung văn học rất cần có những công trình nghiên cứu nghiêm túc từ nhiều góc nhìn khác nhau để nhận diện tổng kết một cách cụ thể toàn diện nhất về thể này cũng như định vị vị trí của nó trên bản đồ văn học dân tộc. Cũng từ 1986 bên cạnh những thành tựu của Dụng học Pragmatics phân ngành Phân tích diễn ngôn Discourse Analysis đã có những tác động mạnh mẽ đến văn học nhất là trong việc phân tích ngôn ngữ văn chương. Đây là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết diễn ngôn nhằm soi chiếu nhận diện những nét độc đáo của thể chân dung văn học từ góc nhìn của lý thuyết diễn ngôn từ đó có cái nhìn đa chiều hơn về đặc điểm đóng góp của thể này trong nền văn học Việt Nam kể từ năm 1986. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí thuyết