Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Đánh giá mô hình nuôi tôm nước lợ thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường vùng nuôi tại tỉnh Sóc Trăng đánh giá mô hình nuôi tôm nước lợ thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần phát triển nghề nuôi tôm ven biển bền vững ở tỉnh Sóc Trăng. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÙNG NUÔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG Ngô Thụy Diễm Trang1 Nguyễn Hải Thanh1 Trần Đình Duy1 Lê Thanh Phong2 Nguyễn Thị Hồng Điệp1 Trần Sỹ Nam1 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm nước lợ thích ứng với biến đổi khí hậu BĐKH góp phần phát triển nghề nuôi tôm ven biển bền vững ở tỉnh Sóc Trăng. Thông qua phỏng vấn trực tiếp 180 hộ nuôi tôm nước lợ tại 3 huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng 60 hộ thâm canh - TC 60 bán thâm canh - BTC và 60 quảng canh cải tiến - QCCT về vấn đề liên quan đến BĐKH và ô nhiễm môi trường. Các chỉ tiêu đánh giá tập trung vào cơ sở hạ tầng 6 tiêu chí tiêu chí kỹ thuật và quản lý ao nuôi 8 tiêu chí nhận thức và cách ứng phó với BĐKH của nông hộ 6 tiêu chí . Mỗi chỉ tiêu được đánh giá cho điểm theo thang điểm Likert thang 5 điểm 5 rất tốt 4 tốt 3 trung bình 2 kém 1 yếu . Kết quả đánh giá cho thấy hầu hết các tiêu chí thường đạt mức trung bình trở lên trừ những chỉ tiêu cơ sở hạ tầng và kỹ thuật của mô hình QCCT do thiếu vốn sản xuất. Người dân canh tác mô hình QCCT có nhận thức về BĐKH và ô nhiễm môi trường tốt hơn hai quy mô còn lại. Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng và kỹ thuật quản lý ao nuôi cần được quan tâm cho 2 mô hình BTC và QCCT trong khi vấn đề nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH thì cần được ưu tiên cho mô hình TC nhằm hướng đến phát triển bền vững ngành nuôi tôm nước lợ cho tỉnh Sóc Trăng trong bối cảnh BĐKH. Từ khóa Biến đổi khí hậu nuôi trồng thủy sản bền vững ô nhiễm môi trường thích ứng tôm nước lợ. 1. MỞ ĐẦU7 tích nuôi tôm những năm gần đây đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước tại các vùng nuôi. Đối với các Biến đổi khí hậu BĐKH và nước biển dâng mô hình nuôi quy mô nhỏ lẻ ít đầu tư đồng bộ về cơ được xem là các thách thức lớn đối với sự phát triển sở hạ tầng kỹ thuật dễ dẫn đến việc kiểm soát môi bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL trường và dịch bệnh khó khăn. nhất là ngành nông nghiệp và nuôi trồng