Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải và đề xuất khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam" tập trung làm rõ nội hàm của mô hình kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải và đưa ra khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KINH TẾ CHIA SẺ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM Trần Quý Trung Dương Thị Phương Anh Hoàng Hồng Hạnh Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mô hình kinh tế chia sẻ KTCS đã phát triển mạnh những năm gần đây trên toàn thế giới ở nhiều lĩnh vực trong đó bao gồm quản lý chất thải. Các mô hình KTCS trong quản lý chất thải có tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy tái sử dụng tái chế chất thải đổi mới cải thiện hiệu quả của công tác quản lý chất thải. Tuy nhiên các mô hình KTCS trong quản lý chất thải ở Việt Nam còn hạn chế và gặp nhiều thách thức. Bài viết này tập trung làm rõ nội hàm của mô hình KTCS trong quản lý chất thải đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về KTCS trong quản lý chất thải và đưa ra khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam. 1. Cơ sở lý luận về kinh tế chia sẻ Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hệ thống thông tin truyền thông và mạng xã hội mô hình kinh tế chia sẻ KTCS đã phát triển mạnh trong những năm gần đây ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các mô hình KTCS không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế với sự kết nối thuận tiện giá cả cạnh tranh do giảm chi phí giao dịch mà còn được đánh giá là có tiềm năng trong việc giảm tác động môi trường do tăng chia sẻ sử dụng sản phẩm hiện có giảm nhu cầu sản xuất thêm từ đó giảm tiêu thụ tài nguyên. Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về KTCS. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF 2014 KTCS là sự tái tạo reinvention các hành vi của thị trường truyền thống theo hướng mô hình tiêu dùng hợp tác. Thay vì tiêu dùng đơn thuần KTCS được hình thành trên nguyên tắc tối đa hóa công dụng của tài sản thông qua việc cho thuê cho mượn trao đổi và cho tặng - được hỗ trợ bởi công nghệ. KTCS mang lại khả năng mở ra giá trị xã hội kinh tế và môi trường chưa được khai thác của tài sản chưa sử dụng. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2019 .