Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp nội dung của phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Kỹ năng quản trị cảm xúc" tiếp tục trình bày nội dung 3 chương còn lại như sau: Chương 4: Cảm xúc lo âu, sợ hãi, stress, căng thẳng và rối loạn sau sang chấn; Chương 5: Một số cảm xúc khác; Chương 6: Ba con đường làm chủ cảm xúc lâu dài. Mời các bạn cùng tham khảo! | CHƯƠNG 4. CẢM XÚC LO ÂU SỢ HÃI STRESS CĂNG THẲNG VÀ RỐI LOẠN SAU SANG CHẤN Cảm xúc căng thẳng thường biểu hiện ở nhiều sắc độ có thể tạm chia thành ba mức gồm Lo lắng - Sợ hãi - Khiếp đảm. Ngoài ra một số sự kiện khiếp đảm có thể tạo thành hội chứng stress sau chấn thương trong tâm trí. Tuy nhiên trong một xã hội hiện đại đầy sự bận rộn và cạnh tranh quyết liệt như ngày nay hai mức độ lo lắng và sợ hãi thường sẽ xuất hiện thường xuyên và phổ biến hơn cả. 1. Mức độ 1 Lo lắng Cảm xúc lo lắng sinh ra khi bất cứ nhu cầu nào của ta có nguy cơ bị xâm phạm nhưng chưa xảy ra . Thường lo lắng là giai đoạn ban đầu khi mối nguy ngày càng trở thành hiện thực lo lắng sẽ biến thành sợ hãi. Tác nhân gây lo lắng amp sợ hãi có thể đang có thực trong thực tế như thú dữ người lạ kẻ ác đám đông. nhưng cũng có nhiều tác nhân chỉ do chính ta tự tưởng tượng ra như cái chết bị tai nạn bị mất danh dự bị sự cố ngoài ý muốn bị thất bại bị mất việc làm bị mất thu nhập. . Chỉ có điều là sự phát triển của trí tưởng tượng quá nhanh so với sự tiến hóa của cơ chế tự vệ trên chất nền sinh học khiến cho bản năng lo lắng amp sợ hãi trong vô thức không thể phân biệt được đâu là mối nguy thực tế còn đâu chỉ là mối nguy trong tưởng tượng. Khi đó cảm xúc lo lắng sợ hãi lúc này lại trở thành một cơ chế lạc hậu và sự căng thẳng trở thành một thầy bói mù hoang mang lung tung hay phản xạ inh ỏi trước các báo động giả. Không chỉ vậy có rất nhiều mối nguy do cha mẹ và xã hội đặt ra vẽ nên thêu dệt. và nhập tâm vào trong tâm thức của đứa trẻ có khi nhập tâm vào cả tâm thức của những người đã trưởng thành. Mối nguy về một hình ảnh kém thành đạt theo tiêu chuẩn của người đời là một trong số đó. Lo lắng vốn dĩ là tốt đó là cách mà bản năng diễn tập cho những gì có thể xảy đến hoặc là cách mà nó huy động năng lượng nhằm chuẩn bị chu đáo để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Điều này là tích cực và không có 35 vấn đề gì nếu như sau khi chuẩn bị xong giải pháp ta có thể yên tâm và đi ngủ hay có thể chuyển tâm trí