Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Vài đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai trình bày một số đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai trên các phương diện: Phương thức truyền giáo; Quá trình truyền nhập; địa bàn cư trú và đặc điểm tín đồ. | 72 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2019 LÊ ĐÌNH LỢI VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI Tóm tắt Công giáo được truyền vào cộng đồng người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung tỉnh Lào Cai nói riêng vào những năm 20 của thế kỷ XX. Đến nay sau gần một thế kỷ hình thành và phát triển trải qua những bước thăng trầm Công giáo đã có chỗ đứng trong một bộ phận dân tộc Mông với trên 3.000 tín đồ sinh hoạt tôn giáo chủ yếu ở giáo xứ Sa Pa và một phần thuộc giáo xứ Lào Cai. Công giáo trong người Mông ở Lào Cai có nhiều điểm tương đồng với Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số nhưng cũng có những đặc điểm mang tính đặc thù. Bài viết này trình bày một số đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai trên các phương diện phương thức truyền giáo quá trình truyền nhập địa bàn cư trú và đặc điểm tín đồ. Từ khóa Đặc điểm Công giáo người Mông Lào Cai. 1. Về phương thức truyền giáo Có thể nói việc truyền giáo vào người Mông ở Lào Cai của các giáo sỹ Hội Thừa sai Paris MEP so với khu vực Tây Nguyên và các giáo sỹ Tây Ban Nha giáo sĩ Pháp của dòng Đa Minh truyền giáo vào vùng Đông Bắc Việt Nam Cao Bằng Lạng Sơn Hải Phòng cho thấy có nhiều điểm khác nhau. Tại Tây Nguyên ở Kon Tum Gia Lai các thừa sai đã sử dụng đội ngũ giáo phu người Việt như thầy Sáu Do để hướng dẫn đồng bào cách làm ăn nên đã không tạo ra sự xung đột về quyền lợi với người địa phương. Còn ở Lạng Sơn và Cao Bằng các giáo sỹ phương Tây thời gian đầu lại dùng các tín đồ người Kinh để trợ giúp việc truyền giáo vào cộng đồng dân tộc thiểu số. Việc làm Trường Chính trị tỉnh Lào Cai. Ngày nhận bài 20 5 2019 Ngày biên tập 24 5 2019 Duyệt đăng 29 5 2019. Lê Đình Lợi. Vài đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông 73 này đã không đem lại kết quả bởi có sự xung đột về lợi ích giữa tín đồ người Kinh và người dân tộc. Vì thế các giáo sỹ dần dần phải thay đổi chiến lược trực tiếp sống cùng người dân để truyền giáo. Ngược lại ở Sa Pa ngay từ đầu các nhà truyền giáo luôn thường trú