Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Xác định một số loài động vật thân mềm vùng biển quần đảo Trường Sa, Việt Nam dựa trên trình tự nucleotide gen ty thể 16S rDNA trình bày kết quả định loại 5 loài thân mềm chân bụng và 3 loài hai mảnh vỏ thu thập tại vùng biển quần đảo Trường Sa, Việt Nam sử dụng gen ty thể 16S rDNA. Đây là các loài có giá trị về thực phẩm, trang trí, và có chứa các chất có hoạt tính sinh học phục vụ cho y - dược. | Nghiên cứu khoa học công nghệ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM VÙNG BIỂN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA VIỆT NAM DỰA TRÊN TRÌNH TỰ NUCLEOTIDE GEN TY THỂ 16S rDNA CÙ NGUYÊN ĐỊNH 1 NGUYỄN TRỌNG DÂN 1 TRƯƠNG BÁ HẢI 1 NGUYỄN ĐĂNG HỘI 1 LÊ QUANG MẪN 1 DƯƠNG THỊ KIM CHI 1 TRẦN VĂN TIẾN 1 ĐOÀN THỊ THANH HƯƠNG 2 NGUYỄN THỊ BÍCH NGA 2 NGUYỄN THỊ NGA 3 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phân loại học là bước cơ bản trong việc đánh giá đa dạng sinh học cũng như bảo tồn đa dạng sinh học các loài sinh vật. Phân loại bằng hình thái giải phẫu so sánh là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biển. Tuy nhiên việc phân loại bằng hình thái thường bị hạn chế như các loài có đặc điểm hình thái giống nhau các loài lưỡng tính hình thái loài biến đổi theo các giai đoạn sinh trưởng khác nhau . 1 . Mã vạch DNA mới được phát triển từ năm 2003 và được xem như là một công cụ tốt cho việc định loại sinh vật 2 . Số lượng mã vạch DNA và các công bố liên quan đến mã vạch DNA của các loài sinh vật tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Ứng dụng mã vạch DNA được sử dụng rộng rãi trong định danh các loài động vật thực vật vi sinh vật Mã vạch DNA là một công cụ hữu ích cho nghiên cứu sinh thái tiến hóa và bảo tồn 3 4 . Động vật thân mềm ở biển Việt Nam khá đa dạng và phong phú với khoảng hơn 2200 loài ghi nhận đến nay. Trong đó thân mềm chân bụng khoảng hơn 1300 loài và hai mảnh vỏ khoảng 815 loài. Chúng phân bố rộng rãi tại các khu vực ven biển và đảo khu vực biển Đông đến Tây Nam Bộ 5 . Tại vùng biển quần đảo Trường Sa Việt Nam các dữ liệu về động vật thân mềm đã được nghiên cứu khá rời rạc từ thế kỉ XX bởi người Pháp. Đến năm 1996 Lăng Văn Kẻng đã công bố 141 loài chân bụng tại 4 đảo thuộc quần đảo Trường Sa 6 . Đầu thế kỉ XXI các chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh học đã xác định được tại khu vực quần đảo Trường Sa có khoảng 443 loài với 324 loài chân bụng 106 loài hai mảnh vỏ 10 loài song kinh 3 loài chân đầu 7 8 . Tuy nhiên các nghiên cứu này phân loại chủ yếu đưa ra danh sách thành phần loài và phân