Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương của người Hoa ở Châu Đốc nghiên cứu việc tìm hiểu về nguồn gốc tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương, cơ sở thờ tự, thực hành nghi lễ, các giá trị về văn hóa và tâm lý ảnh hưởng đến người Hoa tại địa phương, Trong đó, tác giả cung cấp nhiều thông tin mới, chủ yếu khai thác qua khảo sát thực tế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 63 2022 25 TÍN NGƯỠNG TAM SƠN QUỐC VƯƠNG CỦA NGƯỜI HOA Ở CHÂU ĐỐC Vĩnh Thông Tóm tắt Tam Sơn Quốc Vương là một hình thái tín ngưỡng đặc thù của cộng đồng tộc người Hoa nhóm phương ngữ Triều Châu ở thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang. Tín ngưỡng này có mặt ở Châu Đốc từ khi người Hoa đặt chân đến đây tồn tại suốt hàng trăm năm qua trên vùng đất này không chỉ gắn bó với đời sống tâm linh của cư dân mà còn đóng góp vào sự phong phú của văn hóa địa phương. Bài nghiên cứu này tìm hiểu về nguồn gốc tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương cơ sở thờ tự thực hành nghi lễ các giá trị về văn hóa và tâm lý ảnh hưởng đến người Hoa tại địa phương Trong đó tác giả cung cấp nhiều thông tin mới chủ yếu khai thác qua khảo sát thực tế. Từ khóa Châu Đốc người Hoa tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương. Nhận bài ngày 27.6.2022 gửi phản biện chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 23.8.2022 Liên hệ tác giả Vĩnh Thông Email vinhthongts@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ông Bổn là một trong những đối tượng tín ngưỡng phổ biến của tộc người Hoa ở Nam Bộ. Tùy theo từng cộng đồng hoặc địa phương quan niệm về vị thần này có thể khác nhau. Ở thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang người Hoa phần lớn thuộc nhóm phương ngữ Triều Châu họ xem Ông Bổn là Tam Sơn Quốc Vương. Đây là ba vị thần cai quản ba ngọn núi ở vùng Triều Châu Trung Quốc . Khi di cư người Hoa đã mang theo tín ngường này đến các vùng đất mới trong đó có Châu Đốc. Đặc biệt tín ngưỡng này gắn liền với nghi thức nhập đồng hết sức độc đáo đã tồn tại hàng thế kỷ. Từ lâu niềm tin và thực hành tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương đã gắn bó sâu sắc với đời sống văn hóa tâm linh của người Hoa nói riêng và cư dân Châu Đốc nói chung. Ông Bổn hay Bổn Đầu Công là vị thần mang tính biểu tượng chứ không hẳn là nhân vật lịch sử cụ thể. Người Hoa xem Ông Bổn là phúc thần của vùng đất sở tại có vai trò bảo hộ cộng đồng tương tự Thành Hoàng của người Việt hay Neak Ta của người Khmer. Một nghiên cứu cho biết với người Triều Châu và Hải Nam thì Ông Bổn là chức Bổn Đầu Công của Trịnh .