Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng "Vật liệu điện và cao áp: Phần 2 - Phạm Thành Chung" tiếp tục cung cấp tới người học nội dung kiến thức trọng tâm sau: Chương 8: Phòng điện trong điện môi; Chương 9: Vật liệu cách điện thể khí; Chương 10: Vật liệu cách điện thể lỏng; Chương 11: Vật liệu cách điện thể rắn; Chương 12: Đặc tính cách điện; Chương 13: Kết cấu cách điện của thiết bị dùng trong hệ thống điện. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 bài giảng tại đây | CHƯƠNG VIII PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI Khi cường độ điện trường đặt lên điện môi vượt quá một giới hạn nào đó sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện chọc thủng điện môi khi đó điện môi bị mất hoàn toàn tính chất cách điện. Hiện tượng đó chính là sự phóng điện chọc thủng của điện môi hay là sự phá hủy độ bền điện môi. Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cường độ điện trường cách điện của điện môi dạng điện trường dạng điện áp thời gian tác dụng của điện áp điều kiện môi trường như áp suất nhiệt độ độ ẩm Các chất khí lỏng rắn có cơ cấu và diễn biến quá trình phóng điện khác nhau do đó khi nghiên cứu sự phóng điện cần phải xét riêng từng trường hợp. 122 8.1 PHÓNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ Các chất khí chủ yếu là không khí thường được dùng làm chất cách điện của các thiết bị điện làm việc trong không khí và của đường dây tải điện trên không. Khi chúng mất khả năng cách điện sẽ gây nên hiện tượng ngắn mạch và dẫn đến các sự cố. Các cơ chế vật lý liên quan đến phóng điện trong điện môi khí có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các loại phóng điện khác. Nắm bắt được bản chất của những cơ chế này giúp chúng ta dễ dàng hiểu được các cơ chế phóng điện trong điện môi lỏng và rắn. Mặt khác điện môi khí còn có những ưu điểm hơn hai loại điện môi còn lại như đồng nhất hơn dễ tiến hành thí nghiệm hơn. Các thí nghiệm đo đạc phóng điện trong điện môi khí có thể được lặp lại sau một thời gian ngắn với sự sai khác nhỏ thông thường độ lệch cả điện áp phóng điện giữa các lần đo so với giá trị trung bình chỉ vào khoảng vài phần trăm. 8.1.1 Các yêu cầu chung đối với các chất khí cách điện Các chất khí dùng làm chất cách điện phải đạt được các yêu cầu sau đây - Phải là khí trơ không tham gia phản ứng hoá học hay ăn mòn các phần tử khác của thiết bị điện. - Phải có cường độ cách điện Edt cao. Làm giảm được kích thước kết cấu thiết bị - Nhiệt độ hoá lỏng thấp để có thể sử dụng được ở áp suất cao. - Tản nhiệt tốt truyền nhiệt tốt. Ngoài nhiệm vụ cách điện của chất khí còn có nhiệm vụ làm mát.