Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Không kinh nghiệm nào trong cuộc đời có thể so sánh với việc sinh ra một đứa con. Khoảnh khắc đó thay đổi cuộc sống của mọi cặp vợ chồng. | Em bé và những rủi ro của ái tình Không kinh nghiệm nào trong cuộc đời có thể so sánh với việc sinh ra một đứa con. Khoảnh khắc đó thay đổi cuộc sống của mọi cặp vợ chồng. Vợ chồng Minh Tiến – Ngọc Mai rất tự tin khi quyết định có con sau một năm cưới nhau. Nhưng chỉ bảy tháng sau khi sinh con đầu lòng, Mai gọi điện cho cô bạn thân, khóc nức nở và gọi cuộc sống là địa ngục. Trước đây, Mai cũng có nghĩ thoáng qua những khó khăn khi chăm sóc con nhưng rồi cô gạt đi ngay với suy nghĩ: “Chuyện gì người ta làm được thì mình sẽ làm được”. Bà ngoại vào phụ chăm cháu được một tháng lại phải về quê để chăm ông. Nhà có hai vợ chồng nhưng Tiến không muốn có người lạ trong nhà nên không đồng ý thuê người giúp việc. Mai phải nghỉ việc để ở nhà trông con. 6 giờ sáng dậy nấu bột, cho con ăn. Con bé sinh non nên khó ăn uống, Mai phải làm một lúc 2 chén bột rồi đút cho con từng muỗng, vì con ăn một lát sẽ ọc ra ngay, hai ba lượt như vậy chén bột bé xíu mới chịu ở yên trong bụng. Mai ru con ngủ rồi tranh thủ chạy ra chợ xép đầu hẻm mua thức ăn, dọn dẹp, nấu cơm. Xong lại nấu bột, cho con ăn, tắm con, ru con ngủ rồi loay hoay giặt giũ, lại nấu cơm chiều, cho con ăn Buổi tối mới thê thảm, vì con bé chỉ chuyên uống sữa ban đêm, nhưng mỗi lần uống rất ít. Mai phải để đồng hồ báo thức 2 tiếng một lần để dậy pha sữa, thay tã cho con. Giấc ngủ bị băm nát và cô phờ phạc như tờ giấy. Hai vợ chồng nhiều khi cả tuần không nhìn mặt nhau được một lần, đừng nói là trò chuyện. Vì hễ người này ôm con là người kia tranh thủ lăn ra ngủ. Ngày này qua ngày khác, dần dần Mai đâm ra hận chồng khi thấy Tiến ngày nào cũng được đi làm, tối mịt mới về tới nhà. Giam mình suốt trong nhà, cô trở nên cáu bẳn, cau có Chỉ khi tâm sự với bạn, Mai mới nhận ra rằng không chỉ cuộc sống của cô bị đảo lộn. Nhiều cặp vợ chồng khác khi có đứa con đầu lòng cũng đối mặt với những khủng hoảng tương tự. Thu Thảo, giảng viên một trường đại học, thì ở chung với ba mẹ chồng, nhà có người giúp việc, nhưng Thảo vẫn stress nặng do vừa đi làm, vừa làm luận án vừa ráng cho con bú sữa mẹ. Mỗi lần phải đi công tác hay đi lấy tài liệu cho luận án ở tỉnh khác là cô phát khóc, vì vừa phải chịu đựng những lời nhiếc móc của mẹ chồng, vừa chịu khổ vì căng sữa, nhớ con Khi con trai Thảo được sáu tháng, vì bận rộn nên cô buộc phải dứt sữa, bắt đầu cho con uống sữa ngoài, từ đó thằng bé bị tiêu chảy và viêm họng liên tục. Mà con bệnh thì Thảo không học hành làm việc gì nổi, cứ mỗi lần con sụt cân nửa ký thì mẹ sụt luôn hai ký. Riết rồi cô bị trầm cảm nặng, phải bỏ dở luôn luận án. Tâm Anh, 35 tuổi mới có đứa con trai 8 tháng tuổi thì nói: “Mình hầu như không hình dung ra thực tế lại kinh khủng như vậy. Tệ nhất là chuyện mất ngủ. Trước đó không ai nói với mình rằng điều đầu tiên khi trở thành cha mẹ là phải học tính kiên nhẫn. Mình chỉ ngủ được khi con đã ngủ, mà nhóc nhà mình thì ngủ rất ít, nó khóc thay cho ngủ. Nhiều khi dỗ con không được mình điên đến mức muốn đập đầu vô tường luôn. Từ khi có con, hai vợ chồng không bao giờ cùng nhau đi đâu hay làm gì được. Thậm chí người này ăn tối thì người kia phải chơi với con”. Có nhiều người tin rằng đứa con ra đời sẽ là sợi dây kết nối hai vợ chồng lại gần nhau hơn, nhưng trong thực tế nếu không biết cách sắp xếp và chia sẻ cuộc sống thì đứa con hầu như chỉ là điều kiện để đẩy hai vợ chồng ra xa nhau.