Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở Tây Bắc, Việt Nam" là xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi (Chilopoda) ở vùng Tây Bắc, Việt Nam làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên này. | 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lớp Chân môi Chilopoda thường gọi là rết là nhóm động vật Không xương sống thuộc phân ngành nhiều chân Myriapoda ngành chân khớp Arthropoda . Đa số các loài thuộc lớp Chân môi là động vật ăn thịt chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đất tham gia phân giải chất hữu cơ quay vòng vật chất và năng lượng góp phần cân bằng hệ sinh thái Ngoài ra nọc một số loài loài thuộc lớp Chân môi còn có những giá trị thực tiễn như được dùng để chữa một số loại bệnh theo y học dân gian hoặc sử dụng làm thuốc giảm đau. Hiện nay trên thế giới đã xác định được khoảng hơn 3.000 loài thuộc lớp Chân môi xếp vào 24 họ 5 bộ. Theo ước tính có hơn 8.000 loài hiện đang có trong tự nhiên. Ở Việt Nam các nghiên cứu về lớp Chân môi còn rất hạn chế với các kết quả rời rạc không hệ thống dẫn liệu phân bố của các loài chưa đầy đủ chủ yếu do các tác giả nước ngoài công bố. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về thành phần loài lớp Chân môi ở Việt Nam. Vùng Tây Bắc Việt Nam là vùng núi cao chạy từ Tây Bắc sang Đông Nam. Đây là nơi có sự đa dạng sinh học cao đa dạng các loại sinh cảnh nhiều rừng tự nhiên. Nơi đây được đánh giá là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở nước ta. Tuy nhiên cũng giống như nghiên cứu thành phần loài lớp Chân môi ở Việt Nam nói chung nghiên cứu thành phần loài lớp Chân môi ở Tây Bắc còn chưa biết đến nhiều. Với những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi Chilopoda ở Tây Bắc Việt Nam . 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của lớp Chân môi Chilopoda ở vùng Tây Bắc Việt Nam làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên này. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đa dạng thành phần loài lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Mô tả đặc điểm định loại và xây dựng khóa định loại các loài thuộc lớp Chân môi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của lớp Chân môi ở