Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng một số dòng tế bào ung thư của rễ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Hoa môi (Lamiaceae)" trình bày xác định được cấu trúc hóa học của một số hợp chất và hàm lượng các Tanshinon chính trong rễ Đan sâm; Đánh giá được tác dụng chống ung thư in vitro của cao chiết và các hợp chất phân lập từ rễ Đan sâm. | ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên ngày càng nhiều không chỉ ở các nước Á Đông mà còn ở các nước phương Tây do tác dụng phụ của thuốc tổng hợp hóa dược. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có hệ thực vật phong phú với khoảng trên 12000 loài thực vật bậc cao trong đó có khoảng 4000 loài được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. Mặc dù nước ta có nguồn dược liệu dồi dào tuy nhiên cho đến nay việc khai thác tiềm năng của các cây thuốc vẫn còn hạn chế vẫn còn phần nhiều các cây thuốc chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý trên thực nghiệm từ đó đưa ra các dẫn chứng khoa học cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thuốc theo hướng hiện đại. Ðan sâm Salvia miltiorrhiza Bunge thuộc họ Hoa môi Lamiaceae là một cây thuốc quý được di thực vào Việt Nam từ Trung Quốc vào những năm 1960. Hiện nay ở nước ta cây được trồng nhiều và sinh trưởng tốt ở vùng Tây Bắc 1-4 . Rễ cây Đan sâm được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền của Trung Quốc và Nhật Bản để điều trị các bệnh về tim mạch giúp tăng cường tuần hoàn máu 5-8 . Các nghiên cứu dược lý đã được công bố trên cây Đan sâm cả trong và ngoài nước chủ yếu theo hướng chứng minh công dụng trong y học cổ truyền. Gần đây tác dụng chống ung thư của Đan sâm đặc biệt là của thành phần Tan Tanshinon được phát hiện và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Dược liệu nói chung và Đan sâm nói riêng khi sinh trưởng và phát triển trong các môi trường thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau thì thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học sẽ có sự khác biệt. Cho đến nay ở trong nước có rất ít báo cáo về thành phần hóa học và đặc biệt là hoạt tính chống ung thư của dược liệu Đan sâm. Nhằm cung cấp cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chống ung thư của Đan sâm cũng như tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng chống ung thư từ nguồn dược liệu Đan sâm trồng ở Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng .