Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhà máy chế biến dừa: "Chết" trên xứ dừa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Các doanh nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre đang cắt giảm lao động, làm cầm chừng và khả năng đóng cửa là rất gần | Nhà máy chế biến dừa: “Chết” trên xứ dừa TT - Các doanh nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre đang cắt giảm lao động, làm cầm chừng và khả năng đóng cửa là rất gần. Vì sao “chết”? Trung bình mỗi năm 20 nhà máy chế biến dừa, chủ yếu ở ĐBSCL, cần tới 315 triệu quả dừa để sản xuất cơm dừa nạo sấy xuất khẩu. Với diện tích khoảng 100.000ha dừa, ĐBSCL đáp ứng đủ nhu cầu dừa nguyên liệu cho ngành công nghiệp này. Nhưng các nhà máy chế biến lại đói nguyên liệu vì phần lớn dừa đã được xuất thô cho Thái Lan, Trung Quốc (TQ). Ước tính mỗi ngày có trên 500.000 quả dừa “chảy” lên tàu của thương lái nước ngoài. Ông Lê Quang Sỹ - phó tổng giám đốc Công ty chế biến dừa Phú Hưng - giải thích: “Giá mua của doanh nghiệp (DN) trong nước tăng không kịp theo giá mua của các thương nhân nước ngoài. Hiện tại giá cơm dừa nạo sấy xuất khẩu đã hạ xuống rất thấp, chỉ còn 730 USD/tấn, do vậy DN không thể đẩy giá mua lên cao vì sẽ bị lỗ”. Vì sao thương nhân nước ngoài lại có thể mua dừa giá cao? Theo khảo sát của các DN chế biến dừa VN, TQ đánh thuế cơm dừa nạo sấy nhập khẩu với mức thuế lên đến 40% và khuyến khích nhập khẩu dừa nguyên liệu để đáp ứng tiêu dùng trong nước. Vì thế DN TQ nhập dừa nguyên liệu để tiêu thụ trong nước có lãi rất cao. Bên cạnh đó, TQ cũng đã khai thác hiệu quả các sản phẩm khác từ dừa như nước dừa, gáo dừa (than hoạt tính). Quan trọng hơn là DN Thái Lan và TQ đã đầu tư để sản xuất những sản phẩm có giá trị cao từ dừa nên có thể tăng giá mua nguyên liệu. Sản phẩm cơm dừa sấy lát (như mứt dừa VN nhưng thơm, giòn, không xơ) tại Thái Lan có giá 17 baht/gói 40gam, tương đương 10.700 USD/tấn. Trong khi đó, giá sản phẩm này tại VN chỉ hơn 1.000 USD/tấn. Mặc dù có thể đầu tư sản xuất những sản phẩm cao cấp nhưng các DN trong nước lại cho rằng vì thiếu nguyên liệu nên họ ngại đầu tư. Lối ra? Việc đầu tiên, theo các DN chế biến dừa lớn ở Bến Tre, là phải xác định cây dừa là cây công nghiệp thay vì vẫn xem là cây nông nghiệp, qua đó có những chính sách riêng để phát triển. Nhà nước phải có chính sách về xuất khẩu dừa. Trong đó sớm đàm phán ký kết hiệp định song phương về xuất khẩu dừa với thị trường tiềm năng ở châu Á là Ấn Độ. “Cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka xuất sang Ấn Độ chỉ phải đóng thuế 17%, trong khi sản phẩm của VN chịu mức thuế lên đến 70%” - ông Lê Quang Sỹ nói. Hiện đã có ý tưởng thành lập câu lạc bộ qui tụ các DN, nông dân, thương lái liên quan đến ngành chế biến dừa trong cả nước để điều chỉnh lại cách thức và mạng lưới thu mua dừa từ nhà vườn đến nhà máy. Bên cạnh đó, câu lạc bộ cũng sẽ hỗ trợ nông dân phát triển diện tích dừa và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất. Hiện quả dừa từ vườn đến nhà máy phải qua 3-4 trung gian, làm cho giá tăng thêm 500 đồng/quả. Trong khi đó, với mô hình giảm tầng nấc trung gian đang được Công ty Phú Hưng áp dụng thử nghiệm tại xã Bình Khánh Tây (Mỏ Cày) thì quả dừa về đến nhà máy chỉ qua hai trung gian, giá giảm được khoảng 10%. VÂN TRƯỜNG

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.