Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Chọn giống cây trồng phần 2, cung cấp cho người học những kiến thức như: Đột biến cảm ứng và các dạng đột biến trong chọn giống; Lai giống cây trồng; Ưu thế lai và ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống cây trồng; Các phương pháp trong chọn giống thực vật; Kiểm định giống cây trồng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình! | CHƯƠNG 5 ĐỘT BIẾN CẢM ỨNG VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN TRONG CHỌN GIỐNG Giới thiệu Nội dung bài nêu ý nghĩa cách chọn lọc các đột biến trong chọn giống cây trồng Mục tiêu Kiến thức Trình bày khái niệm và ý nghĩa của đột biến Trình bày được cách phát hiện và chọn lọc đột biến Kỹ năng Biết các phương pháp gây loại đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Năng lực tự chủ và trách nhiệm Biết vận dụng các cá thể đột biến có lợi để áp dụng vào thực tế. Nội dung chương 1. Đột biến gen và ý nghĩa của nó trong chọn giống 1.1 Khái niệm đột biến gen Đột biến gen là sự biến đổi cấu trúc của gen dẫn tới sự xuất hiên alen mới có chức năng biến đổi. Đột biến gen liên quan đến sự thay đổi hóa học trong thành phần của gen. 1.2 Ý nghĩa của đột biến gen Đa số đột biến là có hai đối với sinh vật thậm chí gây chết nhưng cũng có một số ít đột biến có lợi có ý nghĩa đối với sự tiến hóa của sinh vật hoặc trong chọn giống cây trồng. Điều này được giải thích bởi tính chất phức tạp và khá hoàn thiện của quá trình trao đổi chất điều khiển sự sinh trưởng và sinh trưởng đã được thiết lập qua quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài. Ngay các đột biến được xem là quot có ích quot cũng chỉ tỏ rõ những phẩm chất tích cực của chúng trong những điều kiện nhất định. Ngoài ra cũng cần lưu ý là ngay cả những đột biến gen có ích cũng thường có những tác dụng phụ làm hạn chế giá trị của chúng thường gặp nhất là giảm năng suất. Các loại cây trồng khác nhau các gen khác nhau có tần số đột biến cũng khác nhau. Các cá thể F1 dị hợp tử nhờ sự chọn lọc sẽ có mức biểu hiện tối đa hoặc tối thiểu các alen đột biến mà ở các thế hệ sau đã tích lũy những nhân tố gây biến đổi bảo đảm hiệu quả của các alen xác định màu sắc khi chỉ có một liều lượng. Việc chọn lọc liên tục đã tích lũy những nhân tố gây biến đổi có tác động mạnh hơn và đã làm tăng tính trội hoặc tính lặn của những alen đột biến. Tần số đột biến tự nhiên trung bình ở sinh vật thượng đẳng là 10-5 - 10 -8 . Đột biến xuất hiện trong điều kiện tự nhiên gọi là đột biến tự .