Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Tổng quan chính sách thu hút FDI bền vững ở Việt Nam phân tích tổng quan những chính sách thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam trong thời gian vừa qua dưới góc nhìn của phát triển bền vững. Dựa trên ba trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường, bài viết làm rõ những bất cập trong các chính sách hiện hành. | TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TS. Trần Toàn Thắng TS. Nguyễn Đoan Trang Trung Tâm Thông tin và Dự báo KT - XH Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tóm tắt Bài viết này phân tích tổng quan những chính sách thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam trong thời gian vừa qua dưới góc nhìn của phát triển bền vững. Dựa trên ba trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế xã hội và môi trường bài viết làm rõ những bất cập trong các chính sách hiện hành. Kết quả phân tích cho thấy Việt Nam chưa có chính sách đủ hữu hiệu để gắn kết khu vực trong nước với khu vực FDI qua đó tận dụng hiệu ứng lan tỏa từ dòng vốn này. Ngoài ra những ưu đãi đầu tư dành cho doanh nghiệp FDI dẫn đến thất thu kém bền vững ngân sách và hiện tượng chuyển giá. Cùng với đó là những quy định về môi trường chưa chặt chẽ khiến doanh nghiệp FDI lợi dụng để chuyển giao những công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Hơn thế nữa các chính sách hướng tới cải thiện năng lực hấp thụ dòng vốn này chưa được hoàn thiện thể hiện ở việc đầu tư cho giáo dục và hạ tầng chưa đạt yêu cầu. Do đó trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và nâng cao năng lực thực thi chính sách để việc thu hút FDI thực sự gắn liền với phát triển bền vững. Từ khóa FDI phát triển bền vững môi trường chính sách ưu đãi đầu tư chuyển giao công nghệ 1. GIỚI THIỆU Qua 30 năm cải cách và mở cửa bên cạnh những thành tựu to lớn của khu vực FDI mang lại cho nền kinh tế thời gian gần đây nhiều ý kiến đặt ra những lo ngại về thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam đặc biệt dưới góc độ phát triển bền vững. Những lo ngại này tập trung ở hai nhóm vấn đề 1 Khu vực FDI đang hoạt động một cách độc lập với phần còn lại của nền kinh tế thể hiện qua sự hợp tác mối liên kết sản xuất rất yếu với doanh nghiệp trong nước đồng thời vẫn cạnh tranh về sử dụng nguồn lực đầu vào như lao động đất đai với khu vực trong nước. Hệ quả là trong khi Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào tăng trưởng và xuất khẩu của khu vực FDI lợi ích từ tăng