Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Những vần thơ chữ Hán Lê Thánh Tông được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật chặt chẽ, đúng chuẩn mực của thơ ca trung đại. Đặc biệt, Lê Thánh Tông đã sử dụng linh hoạt, khéo léo nhiều điển tích, điển cố hoặc một phần điển cố trong sáu tập thơ. Điều đó phần nào thể hiện sự am hiểu kinh sử thi họa của vị minh vương có tâm hồn và tài năng thơ ca. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ 11 2019 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA LÊ THÁNH TÔNG NGUYỄN THỊ HOÀI AN Trường Đại học Quảng Bình Email Hoaianqb86@gmail.com Tóm tắt Vua Lê Thánh Tông 1442-1497 là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XV. Nghiên cứu thơ văn Lê Thánh Tông để hiểu hơn về con người và những đóng góp của ông đối với sự phát triển của văn chương trung đại nhất là mảng thơ chữ Hán. Ông có hơn chín tập thơ chữ Hán nhiều bài thơ còn được in khắc trên bia đá hang động ở các danh lam thắng cảnh của mọi miền đất nước. Những vần thơ chữ Hán Lê Thánh Tông được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật chặt chẽ đúng chuẩn mực của thơ ca trung đại. Đặc biệt Lê Thánh Tông đã sử dụng linh hoạt khéo léo nhiều điển tích điển cố hoặc một phần điển cố trong sáu tập thơ. Điều đó phần nào thể hiện sự am hiểu kinh sử thi họa của vị minh vương có tâm hồn và tài năng thơ ca. Từ khóa Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông điển tích điển cố. 1. MỞ ĐẦU Thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông tiêu biểu cho loại thơ đề vịnh do vua tôi xướng họa. Giọng thơ hùng hồn từ ngữ trau chuốt thấm đẫm lòng tự hào về cảnh đẹp đất nước và nhân tài đất Việt. Những sáng tác thơ ca bằng chữ Hán của Lê Thánh Tông đạt chuẩn mực thơ ca trung đại nghệ thuật thơ điêu luyện. Thơ ông vừa là sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật vừa là nơi gửi gắm nỗi niềm. Lê Thánh Tông là tác gia lớn được đưa vào giảng dạy trong các trường cao đẳng đại học và chương trình Ngữ văn phổ thông. Các giáo trình văn học trung đại Việt Nam đều dành một chương để giới thiệu về Lê Thánh Tông và các sáng tác tiêu biểu của ông như cuốn Giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của Bùi Duy Tân NXB Giáo dục 2005 Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam tập1 do Nguyễn Đăng Na chủ biên NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2006 Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam tập 1 do Lã Nhâm Thìn chủ biên NXB Giáo dục Việt Nam 2011. Sự xuất hiện của các đầu sách về Lê Thánh Tông phần nào khẳng định vai trò và vị trí của