Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề cập đến thực trạng giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho trẻ mẫu giáo (MG) trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh (MTXQ). Kết quả khảo sát trên 30 giáo viên mầm non ở tình Quảng Bình cho thấy nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này còn một số hạn chế. Từ đó, chúng tôi đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ứng phó BĐKH ở trường mầm non. | GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Tạ Thị Kim Nhung Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế tathikimnhung@dhsphue.edu.vn Nguyễn Thị Bích Thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo ntbthao@moet.gov.vn Tưởng Thị Quỳnh Nga Trường mầm non Quảng Phú Quảng Bình Tóm tắt Bài báo đề cập đến thực trạng giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu BĐKH cho trẻ mẫu giáo MG trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh MTXQ . Kết quả khảo sát trên 30 giáo viên mầm non ở tình Quảng Bình cho thấy nội dung phương pháp hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này còn một số hạn chế. Từ đó chúng tôi đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ứng phó BĐKH ở trường mầm non. Từ khóa Giáo dục biến đổi khí hậu trẻ mầm non môi trường xung quanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của đời sống con người đặc biệt là trẻ em. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO tác động trực tiếp của thiên tai cùng với BĐKH có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe hết sức nghiệm trọng dẫn theo Phan Thùy Linh và Lê Thị Thanh Hương 2013 . Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương do BĐKH. Theo Vũ Thị Mai Trang và Hà Văn Như 2014 Việt Nam là một trong những nước có số thảm họa tự nhiên và số người bị ảnh hưởng bởi thảm họa tự nhiên nhiều nhất trên thế giới. Trẻ mầm non là đối tượng nằm trong nhóm dễ bị tổn thương bởi BĐKH vì sức đề kháng cũng như khả năng phòng vệ còn yếu. Những vấn đề về sức khỏe mà trẻ gặp phải do BĐKH là đuối nước các bệnh truyền nhiễm qua đường ăn uống hô hấp bệnh suy dinh dưỡng và cả những sang chấn về tâm lý khi mất người thân thất lạc chứng kiến những thảm họa xảy ra. UNICEF 2008 đã đưa ra một số hoạt động ứng phó với BĐKH liên quan đến trẻ em trong đó có nội dung Giáo dục kỹ năng sống kết hợp với giáo dục môi trường lồng ghép trong chương trình giáo dục bao gồm khoa học toán học sức khỏe nâng cao trình độ nhận thức về biến đổi khí hậu dẫn theo Donna L. và